Mẫu nhận xét môn đạo đức lớp 2 theo Thông tư 27 dành cho giáo viên tham khảo học kỳ 2 năm học 2023-2024 ra sao?
Mẫu nhận xét môn đạo đức lớp 2 theo Thông tư 27 dành cho giáo viên tiểu học học kỳ 2 năm học 2023-2024 ra sao?
>> Xem thêm: Mẫu nhận xét môn đạo đức theo Thông tư 27 mới nhất năm 2024 dành cho giáo viên tiểu học tham khảo ra sao?
>> Mẫu nhận xét môn tin học theo thông tư 27 năm học 2023-2024 dành cho giáo viên tham khảo ra sao?
>> Mẫu nhận xét môn Công nghệ tiểu học theo Thông tư 27 mới nhất là gì?
Theo Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, đánh giá học sinh tiểu học là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học.
Có thể tham khảo mẫu nhận xét môn đạo đức lớp 2 theo Thông tư 27 dành cho giáo viên tiểu học học kỳ 2 năm học 2023-2024 sau:
Đạo đức |
Em kể tên được những hoạt động trong trường học và biết nêu cảm nhận của bản thân về những hoạt động đó. |
Em xử lí tình huống theo yêu cầu của bài học. |
Em biết sắp xếp ngăn nắp chỗ học chỗ chơi. |
Em biết giữ gìn trường, lớp sạch sẽ. |
Em biết giữ gìn, quét dọn nhà cửa sạch sẽ. |
Em tham gia trực lớp, dọn vệ sinh lớp học. |
Em biết vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo. |
Em ngoan ngoãn, lễ phép với mọi người. |
Em biết nêu ý kiến, thắc mắc trong giờ học... |
Mẫu nhận xét môn đạo đức lớp 2 theo Thông tư 27 dành cho giáo viên tham khảo học kỳ 2 năm học 2023-2024 ra sao? (Hình từ Internet)
Một số mẫu nhận xét môn học khác cho học sinh lớp 2 học kỳ 2 năm học 2023-2024 ra sao?
Ngoài mẫu nhận xét môn đạo đức lớp 2 theo Thông tư 27, một số mẫu nhận xét môn học khác cho học sinh lớp 2 học kỳ 2 năm học 2023-2024 tham khảo như sau:
Tiếng Việt | Toán | TNXH | Hoạt động trải nghiệm | Âm nhạc |
Em nắm vững kiến thức, viết văn có hình ảnh sinh động, diễn đạt mạch lạc. | Em chú ý nghe giảng, tính nhanh, chính xác. | Em nắm được nội dung bài học và vận dụng tốt vào thực tiễn. | Em tiếp thu bài tốt, biết giới thiệu cảnh đẹp của địa phương. | Em nhớ được tên bài hát, hát rõ lời ca và đúng theo giai điệu bài hát |
Em có kỹ năng viết tốt, đoạn văn có nhiều hình ảnh hay. | Em thông minh, chăm chỉ, tiếp thu bài tốt. | Em tiếp thu bài tốt, biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. | Em thực hiện tốt việc báo cáo kết quả tìm hiểu thực trạng vệ sinh môi trường quanh em. | Em hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát |
Em phát biểu to, rõ ràng, có kỹ năng viết tốt. | Em chủ động trong học tập, tích cực phát biểu. | Em nêu được các mùa trong năm và biết lựa chọn trang phục phù hợp theo mùa để cơ thể khỏe mạnh. | Em hiểu bài, nhận biết tốt những dụng cụ phù hợp khi lao động. | Em biết hát theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. |
Em nắm vững nội dung môn học, hoàn thành tốt các bài tập. | Em nắm vững kiến thức, có kĩ năng tính toán tốt. | Em hiểu bài tốt, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. | Em biết cách sử dụng an toàn một số dụng cụ lao động. | Giọng hát khỏe, trong. Biểu diễn tự tin. |
Em tiếp thu bài tốt, biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động trong chủ đề. | Em nắm vững kiến thức và vận dụng có hiệu quả. | Em nêu được các mùa trong năm và một số hiện tượng thiên tai. | Em biết xây dựng kế hoạch giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường học. | Cảm nhận được tình cảm kính yêu, trân trọng Thầy cô, bạn bè và mái trường khi nghe bài hát. |
Em tiếp thu bài tốt, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, đặc điểm theo yêu cầu của bài tập. | Em tích cực học toán. Đáng khen. | Em nêu được một số hiện tượng thiên tai và cách phòng tránh rủi ro thiên tai. | Em biết giới thiệu nghề nghiệp của bố, mẹ, người thân. | Hát hay, biểu diễn tự nhiên. |
Em đọc bài to, rõ ràng, hiểu tốt nội dung bài đọc và biết liên hệ thực tế. | Em giải toán nhanh, cẩn thận. | Em tiếp thu bài tốt, nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm. | Em biết chia sẻ về nghề nghiệp và những đức tính liên quan đến nghề nghiệp của bố, mẹ hoặc người thân. | Có năng khiếu hát và biểu diễn đẹp. |
Em đọc bài to, rõ ràng, trả lời được một số câu hỏi về nội dung bài đọc. | Em giải toán nhanh, năng động. | Em nắm vững kiến thức, nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm. | Em biết bày tỏ cảm xúc về nghề nghiệp của bố, mẹ hoặc người thân. | Mạnh dạn, tự tin thể hiện được cảm xúc của mình qua bài hát. |
Em đọc rõ ràng, có thể trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung bài đọc theo gợi ý, hỗ trợ... | Em thực hiện tốt các yêu cầu của bài toán... | Em tiếp thu bài tốt, mô tả được một số hiện tượng thiên tai... | Em nắm được nội dung bài học và vận dụng tốt vào thực tiễn... | Hoàn thành các nội dung của môn học... |
Lưu ý: nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Trách nhiệm của giáo viên tiểu học trong đánh giá học sinh là gì?
Theo Điều 16 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trách nhiệm của giáo viên được quy định Giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có tiến bộ trong học tập và rèn luyện. Đồng thời thực hiện các trách nhiệm như sau:
(1) Giáo viên chủ nhiệm:
- Chịu trách nhiệm đánh giá, tổng hợp kết quả giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh cho lớp học sau.
- Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và đánh giá kết quả giáo dục của mỗi học sinh.
- Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn. Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về nội dung và cách thức đánh giá theo Quy định này; phối hợp và hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá.
(2) Giáo viên giảng dạy môn học:
- Chịu trách nhiệm đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh đối với môn học, hoạt động giáo dục theo quy định.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng lớp, cha mẹ học sinh thực hiện việc đánh giá học sinh; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh; nghiệm thu kết quả giáo dục học sinh.
- Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn.
Đồng thời, giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có tiến bộ trong học tập và rèn luyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?