Mẫu Nghị quyết hội nghị người lao động trường năm học 2023-2024 tại TPHCM có dạng như thế nào?
Mẫu Nghị quyết hội nghị người lao động trường năm học 2023-2024 tại TPHCM có dạng như thế nào?
Tại Công văn 266/SGDĐT-CĐGD năm 2023 có nêu rõ mẫu Nghị quyết hội nghị lao động trường năm học 2023-2024 như sau:
Tải mẫu Nghị quyết hội nghị lao động trường năm học 2023-2024 mới nhất năm 2023: tại đây
Mẫu Nghị quyết hội nghị người lao động trường năm học 2023-2024 tại TPHCM có dạng như thế nào?
Những quy định chung về tổ chức Hội nghị Người lao động các cơ sở giáo dục ngoài công lập TPHCM là gì?
Ngày 27 tháng 9 năm 2023, Sở giáo dục và đào taọ thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Công văn 266/SGDĐT-CĐGD năm 2023 về hướng dẫn tổ chức Hội nghị Người lao động tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập năm học 2023 - 2024
Theo đó, những quy định chung về tổ chức Hội nghị Người lao động như sau:
Phạm vi, đối tượng thực hiện
- Các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc ngành giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối tượng thực hiện: Chủ đầu tư, Chủ tịch Hội đồng quản trị (người sử dụng lao động), Ban Chấp hành CĐCS hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời và người lao động của đơn vị.
Lưu ý: Trường hợp người sử dụng lao động vắng mặt, phải làm giấy ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị hoặc thành viên có trách nhiệm khác; nội dung ủy quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ của người được ủy quyền và các nội dung được phép thay mặt người sử dụng lao động quyết định, ký kết các văn bản có tính pháp lý trong hội nghị.
Mục đích tổ chức Hội nghị Người lao động
- Tổ chức hội nghị người lao động trong các đơn vị nêu trên nhằm phát huy quyền dân chủ trực tiếp của người lao động, tạo điều kiện và tổ chức đối thoại theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP để người lao động được biết, được tham gia ý kiến và giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng; nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động.
- Thông qua việc thực hiện dân chủ trực tiếp tại Hội nghị Người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, góp phần ngăn ngừa và hạn chế tranh chấp lao động, thực hiện dân chủ trong khuôn khổ pháp luật, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh, phát triển bền vững.
- Ký kết thỏa ước lao động tập thể giữa người sử dụng lao động và Ban Chấp hành CĐCS hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời hoặc Ban Thường vụ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với những đơn vị chưa thành lập tổ chức công đoàn (đại diện cho người lao động của đơn vị) thể hiện sự thống nhất bằng văn bản theo quy định.
Nguyên tắc tổ chức
- Hội nghị Người lao động trong các đơn vị giáo dục ngoài công lập phải được tổ chức hằng năm. Trường hợp cần thiết, người sử dụng lao động hoặc Ban Chấp hành CĐCS đề xuất tổ chức Hội nghị Người lao động bất thường.
- Hội nghị Người lao động được thừa nhận là hợp lệ khi có sự tham dự của trên 2/3 tổng số giáo viên, nhân viên và người lao động hoặc 2/3 tổng số đại biểu được người sử dụng lao động và Ban Chấp hành CĐCS quyết định triệu tập (nếu là Hội nghị đại biểu).
- Nghị quyết của Hội nghị Người lao động chỉ có giá trị khi có trên 50% tổng số đại biểu chính thức dự hội nghị biểu quyết tán thành.
- Thỏa ước lao động tập thể chỉ có giá trị và thực hiện ký kết khi có trên 50% tổng số đại biểu chính thức tham dự hội nghị biểu quyết tán thành.
Hội nghị người lao động do ai tổ chức?
Căn cứ vào Điều 47 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về Hội nghị người lao động như sau:
- Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.
- Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 Bộ luật Lao động và các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
- Hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Theo như quy định trên thì Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Điều kiện đối với chủ sở hữu là cổ đông sáng lập là gì?
- Mẫu chương trình đại hội chi bộ không có trù bị là mẫu nào? Tải về mẫu chương trình đại hội chi bộ không có trù bị?
- Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong đấu tranh giành chính quyền cách mạng giai đoạn 30 - 45 theo Hướng dẫn 175?
- Tổng hợp 06 mẫu phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật đảng viên mới nhất theo Hướng dẫn 05? Khi nào kỷ luật cách chức?
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thế nào? Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học ra sao?