Mẫu hướng dẫn soạn thảo bộ đề thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản mới nhất như thế nào?
- Mẫu hướng dẫn soạn thảo bộ đề thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản mới nhất như thế nào?
- Thành phần Hội đồng thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản bao gồm những ai?
- Đơn vị tổ chức kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Mẫu hướng dẫn soạn thảo bộ đề thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản mới nhất như thế nào?
Mẫu hướng dẫn soạn thảo bộ đề thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản được ban hành tại Phụ lục 2 Thông tư 11/2015/TT-BXD. Dưới đây là hình ảnh mẫu hướng dẫn soạn thảo bộ đề thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
Tải Mẫu hướng dẫn soạn thảo bộ đề thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản mới nhất: Tại đây.
Mẫu hướng dẫn soạn thảo bộ đề thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản mới nhất như thế nào? (Hình từ Internet)
Thành phần Hội đồng thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản bao gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 11/2015/TT-BXD (điểm b khoản 1 Điều này được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 28/2016/TT-BXD) quy định như sau:
Hội đồng thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (viết tắt là hội đồng thi)
1. Hội đồng thi do Giám đốc Sở Xây dựng quyết định thành lập cho từng kỳ thi, Hội đồng thi có số lượng thành viên từ 05 người trở lên, thành phần Hội đồng thi bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng thi là Lãnh đạo Sở Xây dựng;
b) Các ủy viên Hội đồng thi bao gồm: 01 đại diện của phòng có chức năng quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng; 01 đại diện đơn vị tổ chức kỳ thi; một số thành viên khác của Hiệp hội bất động sản, Hội môi giới bất động sản, giảng viên của các cơ sở đào tạo, chuyên gia môi giới bất động sản của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản hoặc các chuyên gia khác do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.
2. Hội đồng thi có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đơn vị tổ chức kỳ thi triển khai tổ chức kỳ thi đúng kế hoạch và quy định của pháp luật.
3. Quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thi:
a) Phê duyệt kế hoạch tổ chức kỳ thi, quy chế thi, đề thi và đáp án do đơn vị tổ chức kỳ thi trình;
b) Kiểm tra dự toán kinh phí tổ chức kỳ thi và mức thu kinh phí dự thi của thí sinh do đơn vị tổ chức kỳ thi lập, trình Giám đốc Sở Xây dựng phê duyệt;
c) Phê duyệt kết quả thi bao gồm danh sách thí sinh đạt yêu cầu và danh sách thí sinh không đạt yêu cầu;
d) Báo cáo Giám đốc Sở Xây dựng về quá trình tổ chức kỳ thi;
đ) Chỉ đạo trực tiếp quá trình tổ chức kỳ thi và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Xây dựng và pháp luật về kết quả tổ chức kỳ thi;
e) Phê duyệt quyết toán kinh phí tổ chức kỳ thi do đơn vị tổ chức kỳ thi lập.
4. Các thành viên của Hội đồng thi phải tham gia trực tiếp toàn bộ các hoạt động của kỳ thi, chịu sự phân công công việc của Chủ tịch hội đồng thi, được hưởng thù lao và chịu trách nhiệm trước chủ tịch Hội đồng thi về công việc được phân công.
Như vậy theo quy định trên thành phần Hội đồng thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng thi là Lãnh đạo Sở Xây dựng;
- Các ủy viên Hội đồng thi gồm:
+ Đại diện phòng có chức năng quản lý thị trường bất động sản và các phòng ban khác của Sở Xây dựng, đơn vị tổ chức kỳ thi.
+ Đại diện Hiệp hội bất động sản (nếu có), Hội môi giới bất động sản (nếu có).
+ Giảng viên của các cơ sở đào tạo đã được Bộ Xây dựng công nhận có chức năng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản.
+ Chuyên gia môi giới bất động sản của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản và các chuyên gia khác (nếu có).
Đơn vị tổ chức kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 11/2015/TT-BXD quy định nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị tổ chức kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản như sau:
- Lập và trình Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt kế hoạch tổ chức kỳ thi, quy chế thi.
- Lập dự toán kinh phí tổ chức kỳ thi và dự kiến mức thu kinh phí dự thi đối với thí sinh theo nguyên tắc đảm bảo đủ chi phí cho kỳ thi và chế độ chính sách của Nhà nước, báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi để trình Giám đốc Sở Xây dựng phê duyệt.
- Tổ chức biên soạn bộ đề thi và đáp án các môn thi cho kỳ thi theo hướng dẫn của Thông tư này, trình Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt. Kinh phí biên soạn bộ đề thi và đáp án lấy từ kinh phí dự thi.
- Tổ chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, lập danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi, thí sinh không đủ điều kiện dự thi.
- Tổ chức kỳ thi, coi thi, chấm thi dưới sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thi theo kế hoạch đã được Sở Xây dựng phê duyệt.
- Tổ chức chấm phúc khảo kết quả thi theo quy định đối với thí sinh có yêu cầu phúc khảo.
- Tổng hợp và trình Chủ tịch hội đồng thi phê duyệt kết quả thi bao gồm: báo cáo quá trình tổ chức kỳ thi; danh sách những thí sinh đạt yêu cầu và danh sách thí sinh không đạt yêu cầu.
- Gửi 01 bộ hồ sơ của thí sinh đạt yêu cầu theo quy định tại Điều 10 Thông tư 11/2015/TT-BXD về Sở Xây dựng để cấp chứng chỉ.
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi, Giám đốc Sở Xây dựng và pháp luật về toàn bộ quá trình tổ chức kỳ thi và kết quả của kỳ thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?