Mẫu đơn đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp mới nhất được quy định như thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
- Tổ chức kiểm định bị đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong trường hợp nào?
- Thủ tục cho phép tổ chức kiểm định tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp khi nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ đã được khắc phục không quá thời hạn tối đa được quy định như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Nghị định 4/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo quy định tại Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
...
8.Thay thế Mẫu số 03, 04, 05 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 49/2018/NĐ-CP lần lượt bằng Mẫu số 02, 03, 04 tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
Theo trên, mẫu đơn đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp quy định tại mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 49/2018/NĐ-CP đã được thay bằng Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 4/2023/NĐ-CP
Mẫu đơn đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 4/2023/NĐ-CP có dạng như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp: Tại đây
Mẫu đơn đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp mới nhất được quy định như thế nào?
Tổ chức kiểm định bị đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 49/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Tổ chức kiểm định bị đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Trong quá trình hoạt động, không duy trì được một trong các Điều kiện quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định này;
b) Thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp không khách quan, không trung thực dẫn đến kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp sai so với thực tế.
Theo đó Tổ chức kiểm định bị đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong trường hợp:
- Trong quá trình hoạt động, không duy trì được một trong các Điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định 49/2018/NĐ-CP và Điều 5 Nghị định 49/2018/NĐ-CP
- Thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp không khách quan, không trung thực dẫn đến kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp sai so với thực tế.
Thời gian bị đình chỉ được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 49/2018/NĐ-CP như sau:
- Trường hợp tổ chức kiểm định bị đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp do nguyên nhân nêu tại điểm a Khoản 1 Điều này thì thời hạn đình chỉ hoạt động tối thiểu là 01 tháng cho đến khi các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ hoạt động được khắc phục, thời hạn tối đa là 3 tháng;
- Trường hợp tổ chức kiểm định bị đình chỉ do nguyên nhân nêu tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 49/2018/NĐ-CP thì thời hạn đình chỉ hoạt động là 03 tháng.
Thủ tục cho phép tổ chức kiểm định tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp khi nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ đã được khắc phục không quá thời hạn tối đa được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 49/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị định 4/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Đối với Thủ tục cho phép tổ chức kiểm định tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp khi nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ nêu tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 49/2018/NĐ-CP được khắc phục không quá thời hạn tối đa quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 49/2018/NĐ-CP
Hồ sơ đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp gồm:
- Đơn đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
- Các tài liệu chứng minh tổ chức kiểm định đã khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Trình tự thực hiện:
- Tổ chức kiểm định gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp xem xét, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp quyết định cho phép tổ chức kiểm định tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có văn bản trả lời cho tổ chức đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và nêu rõ lý do;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?