Mẫu đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em mới nhất? Hồ sơ nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em bao gồm những giấy tờ gì?
- Điều kiện nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em?
- Mẫu đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em năm 2022?
- Hồ sơ đăng ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em đối với cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế không phải là người thân thích của trẻ em?
- Thủ tục đăng ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em đối với đối tượng chăm sóc thay thế không phải là người thân thích của trẻ em?
Điều kiện nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em?
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Luật trẻ em 2016 quy định như sau:
Điều kiện chăm sóc thay thế
1. Việc quyết định giao chăm sóc thay thế phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 60 của Luật này và đáp ứng các Điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 62 của Luật này;
b) Việc cho, nhận chăm sóc thay thế đối với trẻ em còn cả cha và mẹ hoặc chỉ còn cha hoặc mẹ nhưng không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha và mẹ, cha hoặc mẹ, trừ trường hợp trẻ em được áp dụng biện pháp can thiệp bảo vệ trẻ em theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều 50, Khoản 3 Điều 52 của Luật này hoặc khi cha, mẹ bị hạn chế quyền của cha, mẹ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
2. Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải bảo đảm các Điều kiện sau đây:
a) Cá nhân, người đại diện gia đình là người cư trú tại Việt Nam; có sức khỏe và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt; không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em; không bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;
b) Có chỗ ở và Điều kiện kinh tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em;
c) Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; có sự đồng thuận giữa các thành viên trong gia đình về việc nhận chăm sóc trẻ em; các thành viên trong gia đình không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em;
d) Người thân thích nhận trẻ em chăm sóc thay thế phải là người thành niên; các trường hợp khác phải hơn trẻ em từ 20 tuổi trở lên.
3. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân hỗ trợ về tinh thần và vật chất để trợ giúp chăm sóc thay thế cho trẻ em.
Như vậy, việc quyết định giao chăm sóc thay thế phải đáp ứng đủ 02 điều kiện nêu tại khoản 1 Điều 63 Luật trẻ em 2016 nêu trên. Đối với cá nhân, tổ chức nhận chăm sóc thay thế phải đáp ứng 04 điều kiện theo quy định.
Mẫu đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em mới nhất? Hồ sơ nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em bao gồm những giấy tờ gì? (Hình từ internet)
Mẫu đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em năm 2022?
Mẫu đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế theo quy định tại Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP như sau:
Xem chi tiết và tải Mẫu số 08: Tại đây.
Hồ sơ đăng ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em đối với cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế không phải là người thân thích của trẻ em?
Theo quy định tại Điều 65 Luật trẻ em 2016 (được hướng dẫn bởi Điều 39 Nghị định 56/2017/NĐ-CP) quy định như sau:
Đăng ký nhận chăm sóc thay thế
1. Cá nhân, người đại diện gia đình có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật trẻ em làm đơn theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để lập danh sách đăng ký nhận chăm sóc thay thế.
2. Cá nhân, người đại diện gia đình đăng ký hoặc nhận trẻ em chăm sóc, thay thế được các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tư vấn về các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em, bảo vệ trẻ em và các kỹ năng về chăm sóc thay thế.
3. Cá nhân, người đại diện gia đình là người nước ngoài, ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải cư trú tại Việt Nam ít nhất 06 tháng và còn thời hạn cư trú tại Việt Nam ít nhất 12 tháng vào thời điểm đăng ký.
4. Trường hợp đăng ký nhận con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.
Đồng thời, căn cứ quy định tại tiểu mục 2 mục B Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 847/QĐ-BLĐTBXH năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
2. Tên thủ tục hành chính: Đăng ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em đối với cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế không phải là người thân thích của trẻ em
2.3. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế.
- Giấy khám sức khỏe trong thời gian 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ do cơ quan y tế cấp theo quy định của pháp luật.
- Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với cá nhân, người đại diện gia đình chăm sóc, thay thế là người nước ngoài).
2.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.5. Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
2.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cá nhân, người đại diện gia đình (không phải là người thân thích của trẻ em) có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.
2.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân, người đại diện gia đình có nguyện vọng nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.
Như vậy, hồ sơ nhận đăng ký chăm sóc trẻ em được thực hiện theo quy định nêu trên.
Thủ tục đăng ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em đối với đối tượng chăm sóc thay thế không phải là người thân thích của trẻ em?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 mục B Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 847/QĐ-BLĐTBXH năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thủ tục đăng ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em đối với đối tượng chăm sóc thay thế không phải là người thân thích của trẻ em như sau:
Bước 1: Cá nhân, người đại diện gia đình có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế làm hồ sơ theo quy định, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để lập danh sách đăng ký nhận chăm sóc thay thế.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, lập, lưu trữ danh sách cá nhân, gia đình có nguyện vọng nhận chăm sóc thay thế; hằng quý cập nhật danh sách gửi cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện để thực hiện trách nhiệm điều phối việc lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
Bước 3: Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm lựa chọn hình thức, cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế phù hợp với trẻ em; xác minh điều kiện của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế; cung cấp thông tin về cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em và lấy ý kiến của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; lựa chọn, thông báo, cung cấp thông tin, hồ sơ của trẻ em cần chăm sóc thay thế cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm ban hành quyết định giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế; tổ chức việc giao, nhận trẻ em giữa Ủy ban nhân dân cấp xã và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết trung thu 15 8 âm lịch người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày, có được hưởng nguyên lương không?
- Người sử dụng đất nhận khoán có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất không?
- Mỗi đơn vị kế toán được mở bao nhiêu hệ thống tài khoản kế toán? Lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện như thế nào?
- Người môi giới bất động sản thu các loại phí liên quan đến chuyển nhượng bất động sản không đúng bị xử phạt bao nhiêu?
- Rằm tháng 8 là ngày gì? Rằm tháng tám 2024 còn có tên gọi khác là gì? Rằm tháng 8 là ngày bao nhiêu?