Mẫu đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu áp dụng từ 06/10/2022? Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật như thế nào?
Mới nhất mẫu đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu áp dụng từ 06/10/2022?
Căn cứ theo quy định tại Mẫu 19 Mục 1 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 3522/QĐ-BNN-TY năm 2022 như sau:
Xem chi tiết và tải mẫu đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu: Tại đây.
Mẫu đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu áp dụng từ 06/10/2022? Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Quyết định 3522/QĐ-BNN-TY năm 2022, quy định như sau:
* Về hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật:
+ Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT .
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu (miễn trong trường hợp nhập khẩu lô hàng sản phẩm động vật làm mẫu có trọng lượng dưới 50 kg).
- Thành phần hồ sơ kiểm dịch đồng thời kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu
+ Giấy đăng ký/khai báo kiểm dịch và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu (Mẫu 20a Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 09/2022/TT-BNNPTNT).
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu (miễn trong trường hợp nhập khẩu lô hàng sản phẩm động vật làm mẫu có trọng lượng dưới 50 kg).
+ Hợp đồng mua bán; phiếu đóng gói (Packing list); hóa đơn mua bán (Invoice); phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất khẩu cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis); nhãn sản phẩm của cơ sở sản xuất; bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu (đối với kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi).
+ Bản sao Hợp đồng, Danh mục hàng hóa (nếu có); bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu có); chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm) (nếu có); giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có), ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có) (đối với kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản).
* Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu:
Bước 1: Trước khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính, bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.
Trường hợp kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu:
Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian để tiến hành kiểm dịch.
Bước 3: Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch theo quy định: kiểm tra hồ sơ, tình trạng sức khỏe của động vật, thực trạng hàng hóa sản phẩm động vật, lấy mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh; áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật; hướng dẫn chủ hàng thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển, kho bảo quản sản phẩm động vật, nơi cách ly kiểm dịch động vật. Trường hợp động vật, sản phẩm động vật không đạt yêu cầu thì lập biên bản và xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với lô hàng nhập khẩu với mục đích làm mẫu, có trọng lượng dưới 50 kg được miễn Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu, miễn lấy mẫu kiểm tra.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi đến:
- Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với động vật đạt yêu cầu vệ sinh thú y theo Mẫu 15a ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT- BNNPTNT.
- Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm động vật đạt yêu cầu vệ sinh thú y theo Mẫu 15b ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT .
Trường hợp kiểm dịch đồng thời kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản nhập khẩu
Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu xác nhận vào Giấy đăng ký/khai báo kiểm dịch và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu để chủ hàng làm thủ tục kiểm dịch và kiểm tra chất lượng; quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian để tiến hành kiểm dịch; kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định.
Bước 3: Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định.
- Nội dung kiểm dịch: kiểm tra hồ sơ khai báo kiểm dịch, thực trạng hàng hóa, lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh; hướng dẫn chủ hàng thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển, kho bảo quản sản phẩm động vật. Trường hợp sản phẩm động vật không đạt yêu cầu thì lập biên bản và xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với lô hàng nhập khẩu với mục đích làm mẫu, có trọng lượng dưới 50 kg được miễn Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu, miễn lấy mẫu kiểm tra.
- Nội dung kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản: thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 18 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/10/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13/7/2022 của Chính phủ) và Điều 29 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
Bước 4: Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu gửi Giấy chứng nhận kiểm dịch; Giấy xác nhận chất lượng theo quy định trực tiếp cho chủ hàng hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với chủ hàng đăng ký trên Cổng thông tin một cửa quốc gia).
Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản dạng phối chế vừa có nguồn gốc động vật, vừa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, Cục Thú y tổ chức thực hiện kiểm dịch, kiểm tra nhà nước về chất lượng và thông báo cho Cục Bảo vệ thực vật để phối hợp kiểm tra.
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu là bao nhiêu?
Theo quy định tại Mục 2 Quyết định 3522/QĐ-BNN-TY năm 2022, quy định như sau:
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn; thủy sản nhập khẩu: 40.000 đồng/lần theo quy định tại Thông tư 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Phí kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật bao gồm cả thủy sản: Chi tiết theo Mục III Biểu phí, lệ phí trong công tác thú y quy định tại Thông tư 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Chi phí khác: Biểu khung giá dịch vụ ban hành kèm theo Thông tư 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật.
Quyết định 3522/QĐ-BNN-TY năm 2022 có hiệu lực kể từ ngày 06/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh có được xem phim 18+ hay không? Học sinh xem phim 18+ có bị đuổi học 1 tuần lễ hay không?
- Năm cá nhân số 8 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có bị xử phạt?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận tổ chức xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng?
- Bảng lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? Tải về bảng?
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?