Mẫu Biên bản giao nhận thuốc Methadone theo quy định hiện hành là mẫu nào? Việc kê đơn thuốc Methadone phải tuân thủ quy định gì?
Mẫu Biên bản giao nhận thuốc Methadone theo quy định hiện hành là mẫu nào?
Mẫu Biên bản giao nhận thuốc Methadone được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 14/2015/TT-BYT. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Biên bản giao nhận thuốc Methadone:
Tải Mẫu Biên bản giao nhận thuốc Methadone: Tại đây.
Mẫu Biên bản giao nhận thuốc Methadone theo quy định hiện hành là mẫu nào? Việc kê đơn thuốc Methadone phải tuân thủ quy định gì? (Hình từ Internet)
Người kê đơn thuốc Methadone phải đáp ứng điều kiện sau gì?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 14/2015/TT-BYT quy định người kê đơn thuốc Methadone phải đáp ứng điều kiện sau đây:
- Là bác sỹ có thời gian làm công tác khám bệnh, chữa bệnh từ 18 tháng trở lên.
- Có giấy chứng nhận đã được tập huấn về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone được cấp bởi các cơ sở đào tạo được Bộ Y tế giao nhiệm vụ.
Việc kê đơn thuốc Methadone phải tuân thủ quy định gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 14/2015/TT-BYT quy định như sau:
Kê đơn thuốc Methadone
1. Bác sỹ chỉ được kê đơn thuốc Methadone sau khi trực tiếp khám, đánh giá người bệnh; kê đơn thuốc vào bệnh án và Đơn thuốc Methadone. Mẫu đơn thuốc thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú (sau đây gọi tắt là Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT).
2. Kê đơn thuốc Methadone phải tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn quy định tại Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (sau đây gọi tắt là Quyết định số 3140/QĐ-BYT) và các quy định sau:
a) Đối với người bệnh trong giai đoạn dò liều: Bác sỹ kê đơn thuốc Methadone hằng ngày;
b) Đối với người bệnh trong giai đoạn điều chỉnh liều: Bác sỹ kê đơn thuốc sau từ 03 đến 05 ngày điều trị tùy theo tình trạng của người bệnh và phải ghi rõ ngày bắt đầu, ngày kết thúc của đợt điều chỉnh liều;
c) Đối với người bệnh trong giai đoạn điều trị duy trì: Thời gian mỗi lần chỉ định thuốc Methadone không vượt quá một (01) tháng và phải ghi rõ ngày bắt đầu, ngày kết thúc của đợt điều trị;
d) Đối với người bệnh trong giai đoạn giảm liều tiến tới ngừng điều trị: Thời gian mỗi lần chỉ định thuốc Methadone là hai (02) tuần và phải ghi rõ ngày bắt đầu, ngày kết thúc của đợt điều trị;
đ) Đối với người bệnh trong giai đoạn điều trị duy trì nhưng phải nằm điều trị nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh không cung cấp dịch vụ điều trị Methadone hoặc phải nằm tại nhà không thể đến cơ sở điều trị Methadone hoặc cơ sở cấp phát thuốc Methadone để uống hằng ngày: Thời gian mỗi lần chỉ định thuốc Methadone không vượt quá bảy (07) ngày và phải ghi rõ ngày bắt đầu, ngày kết thúc của đợt điều trị.
Như vậy theo quy định trên việc kê đơn thuốc Methadone phải tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn quy định tại Quyết định 3140/QĐ-BYT năm 2010 và các quy định sau:
- Đối với người bệnh trong giai đoạn dò liều: Bác sỹ kê đơn thuốc Methadone hằng ngày.
- Đối với người bệnh trong giai đoạn điều chỉnh liều: Bác sỹ kê đơn thuốc sau từ 03 đến 05 ngày điều trị tùy theo tình trạng của người bệnh và phải ghi rõ ngày bắt đầu, ngày kết thúc của đợt điều chỉnh liều.
- Đối với người bệnh trong giai đoạn điều trị duy trì: Thời gian mỗi lần chỉ định thuốc Methadone không vượt quá một (01) tháng và phải ghi rõ ngày bắt đầu, ngày kết thúc của đợt điều trị.
- Đối với người bệnh trong giai đoạn giảm liều tiến tới ngừng điều trị: Thời gian mỗi lần chỉ định thuốc Methadone là hai (02) tuần và phải ghi rõ ngày bắt đầu, ngày kết thúc của đợt điều trị.
- Đối với người bệnh trong giai đoạn điều trị duy trì nhưng phải nằm điều trị nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh không cung cấp dịch vụ điều trị Methadone hoặc phải nằm tại nhà không thể đến cơ sở điều trị Methadone hoặc cơ sở cấp phát thuốc Methadone để uống hằng ngày: Thời gian mỗi lần chỉ định thuốc Methadone không vượt quá bảy (07) ngày và phải ghi rõ ngày bắt đầu, ngày kết thúc của đợt điều trị.
Việc xuất thuốc Methadone tại cơ sở cấp phát thuốc Methadone thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 14/2015/TT-BYT quy định việc xuất thuốc Methadone tại cơ sở cấp phát thuốc Methadone thực hiện như sau:
- Nhân viên quản lý thuốc chuẩn bị số lượng thuốc Methadone phù hợp để xuất cho nhân viên cấp phát thuốc.
- Việc xuất thuốc Methadone phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Ghi chép đầy đủ thông tin vào sổ theo dõi xuất, nhập thuốc Methadone hằng ngày.
+ Có đủ chữ ký của 2 người giữ chìa khóa tủ bảo quản thuốc Methadone.
+ Có xác nhận của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở cấp phát thuốc Methadone hoặc người được người đứng đầu cơ sở cấp phát thuốc Methadone ủy quyền thực hiện việc xác nhận giao thuốc Methadone từ kho bảo quản cho bộ phận cấp phát thuốc. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn nhân sự sử dụng vật liệu nổ công nghiệp khi khai khoáng là gì? Thời hạn của Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp là mấy năm?
- Nguyên tắc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước như thế nào theo thông tư 45?
- Tổng hợp 05 cách viết báo cáo thành tích tập thể đề nghị khen thưởng hay, chi tiết chuẩn Nghị định 98?
- Thời điểm thông quan hàng hóa khi đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa nộp đủ số tiền thuế?
- Trữ lượng dầu khí là gì? Nội dung chính của báo cáo trữ lượng dầu khí bao gồm những nội dung gì?