Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 gồm những gì? Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 đơn giản thế nào?

Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 gồm những gì? Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 đơn giản thế nào?

Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 gồm những gì? Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 đơn giản thế nào?

Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 thường bao gồm các món chay hay mặn, tùy thuộc vào phong tục, vùng miền và điều kiện của mỗi gia đình. Dưới đây là gợi ý Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 đơn giản nhưng vẫn đầy đủ, thể hiện lòng thành kính, tận tâm cho các gia đình tham khảo:

(1) Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 thần linh, gia tiên:

- Món mặn: Gà luộc, xôi, canh, cơm, cá kho, chả ram, món xào, món nộm...

- Trái cây: Các loại trái cây tươi ngon, đủ màu sắc.

- Hoa: Hoa tươi, thường chọn các loại hoa có màu sắc tươi sáng như hoa ly, hoa huệ, hoa cúc...

- Nước, rượu: Để thắp hương và dùng trong nghi lễ.

- Nhang, nến: Dùng để thắp hương.

- Vàng mã: Giấy tiền vàng bạc, quần áo, nhà cửa... tượng trưng.

(2) Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 chay, đơn giản:

- Các món ăn như: Xôi gấc hoặc xôi đỗ xanh, nem chay, canh rau củ, đậu hũ, rau muống xào...

- Hoa quả tươi như: Nhãn, lê, táo, chuối...

(3) Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 cúng chúng sinh (cô hồn):

- Gạo, muối: Để rải sau khi cúng xong.

- Cháo trắng: Nấu loãng.

- Hoa quả: Các loại trái cây tươi ngon.

- Đường thẻ: 12 cục.

- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc: Giấy tiền vàng bạc, quần áo chúng sinh.

- Bánh kẹo: Bánh, kẹo, bỏng ngô...

- Nước, ly nhỏ, nhang, nến nhỏ.

Lưu ý: Gợi ý mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 gồm những gì? Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 đơn giản thế nào?

Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 gồm những gì? Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 đơn giản thế nào? (Hình từ Internet)

Hành vi tăng giá hoa, trái cây để cúng rằm tháng 7 năm 2024 bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người tăng giá bán hàng hoá, dịch vụ dịp cúng rằm tháng 7 năm 2024 như sau:

Hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá sau:
a) Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều này.

Theo điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
...
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
a) Mức phạt tiền quy định từ Điều 5 đến Điều 17, Điều 20, từ Điều 22 đến Điều 32 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân.

Như vậy, tuỳ vào hành vi tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý và tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá mà người tăng giá bán hàng hoá, dịch vụ để cúng rằm tháng 7 năm 2024 sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng. Đối với tố chức vi phạm có thể bị xử phạt lên đến 110.000.000 đồng.

Đồng thời, buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi này.

Đốt vàng mã cúng cô hồn vào rằm tháng 7 cần lưu ý điều gì?

Hiện nay, quy định pháp luật không cấm người dân đốt vàng mã.

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tai khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;
b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam;
b) Ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thông báo;
b) Tổ chức lễ hội không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc nội dung đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này..

Theo quy định trên, có thể thấy đốt vàng mã khi cúng cô hồn không bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, trong quá trình đốt vàng mã (tại nơi tổ chức lễ hội) khi cúng rằm tháng 7 người dân cần lưu ý thực hiện đúng nơi quy định.

Hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 tùy vào tính chất và mức độ vi phạm.

Rằm tháng 7
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Rằm tháng 7 là ngày gì? Người dân được đốt vàng mã cúng cô hồn ngày rằm tháng 7 hay không? Rằm tháng 7 2024 thứ mấy?
Pháp luật
Ngày rằm là ngày gì? Các ngày rằm trong năm 2024? Rằm tháng 7 âm lịch là ngày 15 tháng 7 âm lịch đúng không?
Pháp luật
Còn bao nhiêu ngày nữa đến rằm tháng 7 2024? Tháng 7 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 gồm những gì? Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 đơn giản thế nào?
Pháp luật
Rằm tháng 7 là Lễ Vu Lan báo hiếu? Rằm tháng 7 nghỉ làm có lương không? Đi làm ngày Rằm tháng 7 có được thưởng không?
Pháp luật
Cúng rằm tháng 7 năm 2024 vào ngày nào? Rằm tháng 7 năm 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch?
Pháp luật
Ngày rằm tháng 7 là ngày bao nhiêu Dương lịch? Con cái có nghĩa vụ gì trong ngày rằm tháng 7 này?
Pháp luật
Rằm tháng 7 2024 vào ngày mấy, thứ mấy trong tuần? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày rằm tháng 7 2024 không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rằm tháng 7
873 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rằm tháng 7

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rằm tháng 7

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào