Mâm cúng chay Rằm tháng 7 đơn giản? Mâm cúng chay rằm tháng 7 ngoài trời gồm những thức gì?
Mâm cúng chay Rằm tháng 7 đơn giản? Mâm cúng chay gồm những gì?
Mâm cúng chay rằm tháng 7 ngoài trời thường bao gồm các món ăn chay thanh tịnh và lễ vật để bày tỏ lòng thành kính và từ bi. Dưới đây là một số món phổ biến có thể có trong một mâm cúng chay Rằm tháng 7 đơn giản:
- Chả giò chay: Làm từ rau củ và nấm.
- Canh khổ qua nấu nấm: Một món canh thanh mát.
- Đậu hũ xào rau cải: Đậu hũ kết hợp với các loại rau xanh.
- Bánh bao chay: Nhân rau củ hoặc đậu xanh.
- Bánh ít trần: Bánh truyền thống làm từ bột nếp và đậu xanh.
- Hoa quả: Các loại trái cây tươi như chuối, cam, táo.
Ngoài ra, mâm cúng chay rằm tháng 7 ngoài trời còn có thêm các vật phẩm như sau:
- Nước, muối, gạo: Sẽ rắc bốn phương tám hướng sau khi cúng xong
- Vàng mã, tiền giấy, quần áo chúng sinh
- Bỏng, ngô
- Kẹo bánh
- Cháo trắng
- Hoa quả
- Hương, nến
- Khoai luộc, trứng luộc...
Lưu ý: Gợi ý mâm cúng chay Rằm tháng 7 đơn giản, mâm cúng chay rằm tháng 7 ngoài trời trên chỉ mang tính tham khảo!
Mâm cúng chay Rằm tháng 7 đơn giản? Mâm cúng chay rằm tháng 7 ngoài trời gồm những thức gì? (Hình từ Internet)
Hành vi tăng giá hoa, trái cây để cúng Rằm tháng 7 năm 2024 bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người tăng giá bán hàng hoá, dịch vụ dịp cúng Rằm tháng 7 năm 2024 như sau:
Hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá sau:
a) Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều này.
Theo điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
...
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
a) Mức phạt tiền quy định từ Điều 5 đến Điều 17, Điều 20, từ Điều 22 đến Điều 32 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân.
Như vậy, tuỳ vào hành vi tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý và tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá mà người tăng giá bán hàng hoá, dịch vụ để cúng Rằm tháng 7 năm 2024 sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng. Đối với tố chức vi phạm có thể bị xử phạt lên đến 110.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi này.
Người lao động có được nghỉ vào ngày Rằm tháng 7 không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ dịp lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Ngoài ra, tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, ngày nghỉ hằng tuần sẽ do người sử dụng lao động quyết định. Thông thường thì ngày nghỉ hằng tuần sẽ được sắp xếp và thứ 7, chủ nhật hoặc chỉ ngày chủ nhật.
Như vậy, Rằm tháng 7 không thuộc một trong những ngày lễ mà người lao động được nghỉ theo quy định.
Tuy nhiên, Rằm tháng 7 rơi vào ngày Chủ nhật. Do đó người lao động có lịch nghỉ hằng tuần rơi vào ngày này thì được nghỉ làm việc.
Đối với người lao động không có ngày nghỉ hằng tuần rơi vào ngày này thì người lao động có lịch làm việc vẫn phải đi làm bình thường.
Ngoài ra, người lao động cũng có thể chủ động xin nghỉ phép theo diện phép năm hoặc nghỉ không lương vào ngày Rằm tháng 7.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?