Lương cơ sở 2025 tăng hay giữ nguyên? Khi nào bỏ lương cơ sở xây dựng 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm?
Lương cơ sở 2025 tăng hay giữ nguyên?
Tại Điều 1 Nghị quyết 159/2024/QH15 đã thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, trong đó có nội dung về lương cơ sở 2025 như sau:
Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
1. Số thu ngân sách nhà nước là 1.966.839 tỷ đồng (một triệu, chín trăm sáu mươi sáu nghìn, tám trăm ba mươi chín tỷ đồng).
2. Sử dụng 60.000 tỷ đồng (sáu mươi nghìn tỷ đồng) nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng (năm mươi nghìn, sáu trăm mười chín tỷ đồng) nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2024 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2025 của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng.
...
Ngoài ra, tại Điều 3 Nghị quyết 159/2024/QH15 về thực hiện chính sách tiền lương, một số chính sách xã hội, nội dung cải cách tiền lương như sau:
Về thực hiện chính sách tiền lương, một số chính sách xã hội
1. Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.
2. Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu ngân sách địa phương dành để cải cách tiền lương như quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội.
3. Cho phép từ ngày 01/7/2024 được mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương để điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và tinh giản biên chế; cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành và tinh giản biên chế.
...
Như vậy, theo các quy định trên thì trong năm 2025 sẽ chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công.
Đồng nghĩa, lương cơ sở 2025 sẽ không tăng mà sẽ giữ nguyên ở mức 2.340.000 đồng/tháng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Lương cơ sở 2025 tăng hay giữ nguyên? Khi nào bỏ lương cơ sở xây dựng 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm? (Hình từ Internet)
Khi nào bỏ lương cơ sở xây dựng 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm?
Tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024 có nêu ra nội dung như sau:
- Việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Theo đó, từ tình hình trên và căn cứ Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương khu vực công theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi. Trong đó, có thực hiện nội dung về việc điều chỉnh mức lương cơ sở như sau:
Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024.
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%).
Đồng thời, tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024 cũng có nêu sau năm 2026 nếu hoàn thiện hệ thống danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị và sau khi nghiên cứu đánh giá sự phù hợp thì Trung ương sẽ xem xét cải cách toàn diện chính sách tiền lương. Trong đó, có việc xây dựng 5 bảng lương mới và 9 khoản phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo tinh thần Nghị quyết 27.
Như vậy, nếu không có gì thay đổi thì dự kiến sau năm 2026 sẽ cải cách tiền lương xây dựng 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Trong đó, một trong những yếu tố cụ thể để thiết kế xây dựng 5 bảng lương mới đó là bỏ đi lương cơ sở hiện nay và hệ số lương thay vào đó sẽ xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
5 bảng lương mới cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo Nghị quyết 27 thế nào?
Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì sẽ xây dựng 5 bảng lương mới cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
Bảng lương 1: Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
Bảng lượng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo
Bảng lương 3: Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
Bảng lương 4: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an
Bảng lương 5: Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?