Luật Thủ đô được Quốc hội khóa 15 thông qua tại kỳ họp thứ 7 quy định chính quyền địa phương ở phường của Hà Nội là cơ quan nào?
Luật Thủ đô 2024 đã được Quốc hội khóa 15 thông qua tại kỳ họp thứ 7 thế nào?
Ngày 28 tháng 6 năm 2024, Luật Thủ đô 2024 đã được Quốc hội khóa 15 thông qua tại kỳ họp thứ 7 quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Theo đó, Luật Thủ đô năm 2024 đã được Quốc hội khóa 15 thông qua tại kỳ họp thứ 7 gồm XII chương với 54 Điều. So với Luật Thủ đô 2012, Luật Thủ đô năm 2024 tăng thêm 03 Chương với 27 Điều.
Luật Thủ đô 2024 nêu rõ vị trí, vai trò của Thủ đô như sau:
- Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
- Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là thành phố trực thuộc trung ương, là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước.
- Trụ sở cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đặt tại khu vực Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Luật Thủ đô 2024 được Quốc hội khóa 15 thông qua tại kỳ họp thứ 7 quy định chính quyền địa phương ở phường của Hà Nội là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Luật Thủ đô 2024 quy định chính quyền địa phương ở phường là cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Thủ đô 2024 quy định như sau:
Tổ chức chính quyền đô thị
1. Chính quyền địa phương ở thành phố Hà Nội (sau đây gọi là Thành phố), huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố, xã, thị trấn thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chính quyền địa phương ở phường tại Thành phố là Ủy ban nhân dân phường.
Ủy ban nhân dân phường là cơ quan hành chính nhà nước, được tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này.
Theo đó, Chính quyền địa phương ở phường tại Thành phố là Ủy ban nhân dân phường.
Ủy ban nhân dân phường có cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc được quy định như sau:
- Ủy ban nhân dân phường gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các công chức khác của phường. Phường loại I và loại II có không quá 02 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, phường loại III có 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường là công chức giữ chức danh lãnh đạo, quản lý của Ủy ban nhân dân phường;
- Ủy ban nhân dân phường làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
Như vậy, Luật Thủ đô 2024 đã luật hóa nội dung không tổ chức HĐND cấp phường được quy định trong Nghị quyết 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.
Cụ thể, tại Điều 1 Nghị quyết 97/2019/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội như sau:
Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội
1. Tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội như sau:
a) Chính quyền địa phương ở thành phố Hà Nội, huyện, quận, thị xã, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
b) Chính quyền địa phương ở các phường thuộc quận, thị xã tại thành phố Hà Nội là Ủy ban nhân dân phường.
Ủy ban nhân dân phường là cơ quan hành chính nhà nước ở phường, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị quyết này và theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã.
2. Việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội được thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 cho đến khi Quốc hội quyết định chấm dứt việc thực hiện thí điểm.
Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ở Hà Nội có quyền hạn thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Luật Thủ đô 2024 nêu rõ Ủy ban nhân dân phường có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường quyết định chi từ khoản chưa phân bổ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 11 của Luật Thủ đô 2024, định kỳ hằng quý báo cáo Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố để báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất;
Cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường quyết định chi từ khoản chưa phân bổ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 11 của Luật Thủ đô 2024 gồm: Quyết định, phân bổ, điều chỉnh dự toán thu, chi ngân sách; phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố, trong đó bao gồm ngân sách của các phường trực thuộc theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Bố trí trong dự toán chi ngân sách của Ủy ban nhân dân phường trực thuộc khoản chưa phân bổ từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách phường để thực hiện chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố, thảm họa, cứu trợ, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cần thiết khác chưa được dự toán;
- Đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách nhà nước với Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố; tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền mà Luật Đầu tư công 2019 quy định phải có sự tham gia ý kiến của Hội đồng nhân dân cấp xã; tổ chức thực hiện chương trình, dự án đầu tư công theo phân cấp quản lý;
- Đề xuất, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn theo phân cấp quản lý; chỉ đạo Công an phường thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn phường;
- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử và tổ chức thực hiện việc bầu cử theo quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên trên địa bàn phường; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường theo quy định của pháp luật;
- Quyết định các nội dung mà theo quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác phải do Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định hoặc phải trình Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua trước khi Ủy ban nhân dân phường quyết định;
Trình Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố các nội dung mà theo quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác phải được Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua trước khi trình cơ quan nhà nước cấp trên xem xét, quyết định.
Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ 1/1/2025.
Các quy định sau đây của Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025:
- Việc quản lý, sử dụng không gian ngầm quy định tại Điều 19 Luật Thủ đô 2024;
- Việc thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa quy định tại khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô 2024;
- Việc phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quy định tại Điều 23 Luật Thủ đô 2024;
- Việc thử nghiệm có kiểm soát quy định tại Điều 25 Luật Thủ đô 2024;
- Việc thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao quy định tại Điều 40 Luật Thủ đô 2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về xác định số dư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú như thế nào?
- Mẫu Báo cáo thực hiện khuyến mại theo Nghị định 128? Nộp báo cáo thực hiện khuyến mại khi nào?
- Hội đồng trường mầm non công lập bao gồm những thành phần nào? Quyết nghị của Hội đồng trường có hiệu lực khi nào?
- Quy định về các khoản thu trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP theo Thông tư 95/2024 ra sao?
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Nhà báo Việt Nam là cơ quan nào? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam do ai triệu tập?