Lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, từng bước thay đổi diện mạo Việt Nam hiệu quả, thiết thực?
- Công tác lập và giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm?
- Công tác giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm như thế nào?
- Xây dựng cơ chế lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia?
- Trình tự ban hành danh mục loại dự án đầu tư áp dụng cơ chế đặc thù như thế nào?
- Thẩm quyền ban hành “Mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất”?
Công tác lập và giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm?
Theo quy định tại Mục 1 Công văn 3948/BKHĐT-TCTT năm 2022 thực hiện quy định của Nghị định 27/2022/NĐ-CP về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quy định về công tác lập và giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm cụ thể như sau:
Căn cứ kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền giao, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến về phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 5 năm cho các cơ quan, đơn vị, cấp trực thuộc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (chi tiết đến nội dung, dự án thành phần từng chương trình; danh mục dự án đầu tư (nếu có) theo quy định tại Điều 83 và Điều 84 Luật Đầu tư công năm 2019.
- Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm, giao cơ quan chuyên môn cấp tỉnh hoàn chỉnh kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của địa phương theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 27/2022/NĐ CP; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cho cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP. Nội dung giao kế hoạch bao gồm: (1) Tổng vốn, cơ cấu vốn ngân sách nhà nước theo từng chương trình và chi tiết đến nội dung, dự án thành phân;
(2) Mục tiêu, nhiệm vụ và danh mục dự án đầu tư ưu tiên (nếu có).
Lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, từng bước thay đổi diện mạo Việt Nam hiệu quả, thiết thực?
Công tác giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm như thế nào?
Đối với yêu cầu về công tác giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm thì tại Mục 2 Công văn 3948/BKHĐT-TCTT năm 2022 thực hiện quy định của Nghị định 27/2022/NĐ-CP về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quy định như sau:
Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách trung ương và mục tiêu, nhiệm vụ hằng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ ngân sách nhà nước hằng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và tại Điều 83, Điều 84 Luật Đầu tư công năm 2019. Trong đó, làm rõ phương án phân bổ ngân sách nhà nước cho các cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc chi tiết đến nội dung, dự án thành phần (tổng mức và cơ cấu vốn) và danh mục dự án đầu tư.
- Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, giao cơ quan chuyên môn cấp tỉnh hoàn chỉnh phương án phân bổ ngân sách nhà nước, phương án giao mục tiêu, nhiệm vụ hằng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Giao dự toán ngân sách nhà nước, mục tiêu, nhiệm vụ hằng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
Xây dựng cơ chế lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia?
Tại Mục 3 Công văn 3948/BKHĐT-TCTT năm 2022 thực hiện quy định của Nghị định 27/2022/NĐ-CP về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quy định về cơ chế lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cụ thể như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn cấp tỉnh chủ động xây dựng cơ chế lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với thực tế tổ chức thực hiện tại địa phương; trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định về cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và từ các chương trình, dự án khác có cùng nội dung, nhiệm vụ để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Trình tự ban hành danh mục loại dự án đầu tư áp dụng cơ chế đặc thù như thế nào?
Đối với quy định về trình tự ban hành danh mục loại dự án đầu tư áp dụng cơ chế đặc thù thì tại Mục 4 Công văn 3948/BKHĐT-TCTT năm 2022 thực hiện quy định của Nghị định 27/2022/NĐ-CP về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quy định rằng:
- Căn cứ các quy định tại Chương IV và điểm a khoản 4 Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và lấy ý kiến các bộ, cơ quan trung ương quản lý ngành, lĩnh vực đối với danh mục loại dự án đầu tư dự kiến thực hiện theo cơ chế đặc thù. Công văn xin ý kiến đề nghị nêu rõ thời hạn các bộ, cơ quan trung ương quản lý ngành, lĩnh vực cần có ý kiến trả lời UBND cấp tỉnh.
- Đến thời hạn xử lý theo quy định, trên cơ sở ý kiến các bộ, cơ quan trung ương quản lý ngành, lĩnh vực nhận được, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh mục loại dự án đầu tư thực hiện theo cơ chế đặc thù quy định tại Chương IV Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, quyết định hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thiết kế mẫu, thiết kế điển hình và áp dụng các thiết kế sẵn có đối với các dự án quy định tại Điều 14 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
- Trong quá trình tổ chức, thực hiện, nếu gặp khó khăn vướng mắc, đề nghị các địa phương kịp thời có văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền để tháo gỡ.
Thẩm quyền ban hành “Mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất”?
Căn cứ theo quy định tại Mục 5 Công văn 3948/BKHĐT-TCTT năm 2022 thực hiện quy định của Nghị định 27/2022/NĐ-CP về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quy định về thẩm quyền ban hành “mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất” như sau:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, “Quy định thủ tục hành chính trong thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này.”.
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 27 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định “2. Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.” và “4. Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.”.
Căn cứ các quy định nêu trên và căn cứ quy định về nguyên tắc lồng ghép nguồn vốn theo quy định tại Điều 10, nguyên tắc quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất tại Điều 20, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?