Lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Xây dựng bao gồm những gì? Quy định kiểm tra thực hiện pháp luật các lĩnh vực này ra sao?
Lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Xây dựng bao gồm những gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 35/2023/NĐ-CP, các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Xây dựng bao gồm:
- Lĩnh vực quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
- Lĩnh vực kiến trúc;
- Lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng;
- Lĩnh vực phát triển đô thị;
- Lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;
- Lĩnh vực nhà ở và công sở;
- Lĩnh vực thị trường bất động sản;
- Lĩnh vực vật liệu xây dựng.
Lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Xây dựng bao gồm những gì? Quy định kiểm tra thực hiện pháp luật các lĩnh vực này ra sao? (Hình từ Internet)
Quy định kiểm tra thực hiện pháp luật các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Xây dựng ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:
Kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Xây dựng
...
3. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực xây dựng được thực hiện định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra, được quy định như sau:
a) Người có thẩm quyền hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp, ủy quyền quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm ban hành kế hoạch kiểm tra (theo từng lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực) trước ngày 15 tháng 3 hàng năm để thực hiện hoạt động kiểm tra định kỳ; quyết định việc tổ chức kiểm tra đột xuất khi cần thiết.
Trường hợp người có thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm tra hàng năm riêng theo từng lĩnh vực thì phải bảo đảm không trùng lặp về đối tượng kiểm tra với kế hoạch kiểm tra của lĩnh vực khác.
Kế hoạch kiểm tra hàng năm của người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải bảo đảm không trùng lặp về nội dung, đối tượng, phạm vi, lĩnh vực kiểm tra với kế hoạch kiểm tra hàng năm của người có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 2 Điều này và không trùng lặp với kế hoạch thanh tra;
b) Người có thẩm quyền hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp, ủy quyền quy định tại khoản 2 Điều này ban hành Quyết định kiểm tra.
Quyết định kiểm tra bao gồm các nội dung cơ bản sau: ngày, tháng, năm ban hành quyết định kiểm tra; căn cứ ban hành quyết định kiểm tra; đối tượng được kiểm tra; địa điểm kiểm tra; nội dung kiểm tra; thời hạn kiểm tra; họ, tên, chức vụ của trưởng đoàn, phó trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra; quyền hạn và trách nhiệm của đoàn kiểm tra; quyền và trách nhiệm của đối tượng được kiểm tra; kinh phí thực hiện kiểm tra; họ, tên, chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra; đề cương gợi ý báo cáo, danh mục văn bản, tài liệu liên quan… (nếu có) kèm theo;
c) Việc tổ chức kiểm tra được thực hiện bằng nhiều hình thức: tổ chức kiểm tra tại địa điểm kiểm tra hoặc gửi hồ sơ bằng đường công văn tới cơ quan thực hiện kiểm tra hoặc tổ chức họp trực tuyến về nội dung kiểm tra hoặc hình thức khác (nếu có).
Như vậy, việc kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực xây dựng được thực hiện định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra.
Cụ thể được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Kết luận kiểm tra lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Xây dựng bao gồm những gì?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:
Kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Xây dựng
...
5. Kết luận kiểm tra
a) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc hoạt động kiểm tra, đoàn kiểm tra dự thảo kết luận kiểm tra và gửi cho đối tượng được kiểm tra để lấy ý kiến đối với các nội dung trong dự thảo kết luận kiểm tra;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận kiểm tra, đối tượng được kiểm tra gửi lại đoàn kiểm tra ý kiến bằng văn bản đối với các nội dung trong dự thảo kết luận kiểm tra;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của đối tượng được kiểm tra đối với các nội dung trong dự thảo kết luận kiểm tra hoặc 03 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm b khoản này mà không nhận được ý kiến bằng văn bản của đối tượng được kiểm tra đối với các nội dung trong dự thảo kết luận kiểm tra thì trưởng đoàn kiểm tra trình người có thẩm quyền kiểm tra ban hành kết luận kiểm tra.
Người ban hành quyết định kiểm tra hoặc trưởng đoàn kiểm tra trong trường hợp được người ban hành quyết định kiểm tra ủy quyền (sau đây gọi là người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra) ký kết luận kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết luận kiểm tra;
d) Kết luận kiểm tra được gửi cho đối tượng được kiểm tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ngay sau khi được ban hành để thực hiện các nội dung nêu trong kết luận kiểm tra và công khai theo quy định tại khoản 6 Điều này;
đ) Kết luận kiểm tra bao gồm các nội dung cơ bản sau đây: kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế; xác định rõ vi phạm và kiến nghị xử lý vi phạm (nếu có); thời hạn báo cáo người có thẩm quyền kiểm tra về kết quả thực hiện kết luận kiểm tra.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì kết luận kiểm tra lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Xây dựng bao gồm:
- Kết quả đạt được;
- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế;
- Vi phạm và kiến nghị xử lý vi phạm (nếu có);
- Thời hạn báo cáo người có thẩm quyền kiểm tra về kết quả thực hiện kết luận kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?