Lịch Vạn sự 2024 - Lịch Vạn niên 2024 chi tiết, đầy đủ nhất? Năm 2024 âm lịch và dương lịch có bao nhiêu ngày?
Lịch Vạn sự 2024 - Lịch Vạn niên 2024 chi tiết, đầy đủ nhất? Năm 2024 âm lịch và dương lịch có bao nhiêu ngày?
Lịch vạn sự là một cuốn lịch được dùng cho nhiều năm và được biên soạn theo chu kỳ ngày tháng năm. Những thông tin mà cuốn lịch cung cấp dựa trên thuyết ngũ hành âm dương, tương sinh tương khắc và thập can, thập nhị chi, cửu cung, bát quái.
Lịch vạn niên, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Hoàng lịch thông thư, Hiệp ký lịch, là một công cụ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của nhiều gia đình Việt Nam.
Không chỉ là một công cụ để kiểm tra ngày tháng, lịch vạn niên còn mang trong mình giá trị văn hóa sâu sắc, gắn liền với các quan niệm về âm dương, ngũ hành trong văn hóa Phương Đông. Với sự phát triển của công nghệ, lịch vạn niên ngày nay không chỉ xuất hiện dưới dạng giấy mà còn được cập nhật trên các ứng dụng di động, giúp người dùng dễ dàng quản lý thời gian, chọn ngày tốt xấu cho các sự kiện quan trọng trong cuộc sống.
Lịch vạn sự - Lịch Vạn niên thường bao gồm các thông tin sau:
Lịch âm dương: Lịch âm dương là lịch truyền thống của Việt Nam, dựa trên chu kỳ vận động của Mặt trăng.
Lịch dương: Lịch dương là lịch hiện đại, dựa trên chu kỳ vận động của Mặt trời.
Giờ tốt xấu: Lịch vạn sự cung cấp thông tin về giờ tốt xấu trong ngày, giúp người dùng lựa chọn thời điểm phù hợp để thực hiện các công việc quan trọng.
Các ngày lễ, tết: Lịch vạn sự cung cấp thông tin về các ngày lễ, tết trong năm, giúp người dùng sắp xếp thời gian và chuẩn bị cho các dịp lễ.
Các thông tin khác: Lịch vạn sự cũng có thể cung cấp các thông tin khác, chẳng hạn như:
Tử vi: Lịch vạn sự cung cấp thông tin về tử vi của từng tuổi trong năm, giúp người dùng dự đoán vận mệnh của mình.
Phong thủy: Lịch vạn sự cung cấp thông tin về phong thủy, giúp người dùng lựa chọn vị trí, hướng và màu sắc phù hợp cho các công việc.
Dưới đây là lịch Vạn sự 2024 - Lịch Vạn niên 2024 bạn đọc có thể tham khảo:
Tháng 01/2024 Dương lịch - Tháng 12 Âm lịch năm Quý Mão:
Tháng 02/2024 Dương lịch - Tháng 01 Âm lịch Năm Giáp Thìn:
Tháng 03/2024 Dương lịch - Tháng 01, tháng 02 Âm lịch
Tháng 04/2024 Dương lịch - Tháng 02, tháng 03 Âm lịch:
Tháng 05/2024 Dương lịch - Tháng 03, tháng 04 Âm lịch:
Tháng 06/2024 Dương lịch - Tháng 04, tháng 05 Âm lịch:
Tháng 07/2024 Dương lịch - Tháng 05, tháng 06 Âm lịch:
Tháng 08/2024 Dương lịch - Tháng 06, tháng 07 Âm lịch:
Tháng 09/2024 Dương lịch - Tháng 07, tháng 08 Âm lịch:
Tháng 10/2024 Dương lịch - Tháng 08, tháng 09 Âm lịch:
Tháng 11/2024 Dương lịch - Tháng 09, tháng 10 Âm lịch:
Tháng 12/2024 Dương lịch - Tháng 11, tháng 12 Âm lịch:
Tháng 01/2025 Dương lịch - Tháng 12 Âm lịch năm Giáp Thìn:
*Số ở trên là ngày dương lịch, số ở dưới là ngày âm lịch theo lịch vạn sự 2024 - lịch vạn niên 2024 trên
(1) Năm 2024 dương lịch:
Theo lịch dương, 4 năm có một lần năm nhuận - tháng 2 có thêm ngày 29.
Để xác định được một năm nào đó có phải là năm nhuận Dương lịch không, thì lấy năm đó chia cho 4; nếu chia hết cho 4 thì năm đó là năm nhuận Dương lịch.
Theo đó, năm 2024 dương lịch là năm nhuận có 366 ngày, 52 tuần và 4 quý. Trong đó, Tháng 2 năm 2024 có 29 ngày thay vì 28 ngày như các năm thông thường.
(2) Năm 2024 âm lịch:
Theo cách tính hiện nay, để biết Lịch Âm 2024 có mấy ngày, ta chỉ cần lấy năm Dương lịch chia cho 19, nếu chia hết hoặc cho ra các số dư 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó nhuận theo Âm lịch.
Theo đó, số ngày Lịch Âm 2024 được tính như sau:
Số ngày Lịch Âm 2024 = 2024 / 19
-> Số dư là 10. Do đó, theo lịch âm, năm 2024 không phải là năm nhuận và năm 2024 âm lịch sẽ có 354 ngày.
Lịch Vạn sự 2024 - Lịch Vạn niên 2024 chi tiết, đầy đủ nhất? Năm 2024 âm lịch và dương lịch có bao nhiêu ngày? (Hình từ internet)
Người lao động được nghỉ các ngày lễ, tết nào trong năm 2024?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, trong năm 2024 có 11 ngày nghỉ lễ, tết đối với người lao động trong 06 dịp lễ, tết sau đây:
(1) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
(2) Tết Âm lịch: 05 ngày;
(3) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
(4) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
(5) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Ngoài ra, người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ nêu trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Trường hợp ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Người lao động đi làm vào ngày lễ, tết được tính lương thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, trường hợp người lao động làm vào ngày nghỉ tết thì người lao động được hưởng lương, ít nhất 300% chưa kể tiền lương ngày tết đối với người lao động hưởng lương ngày.
Ngoài ra, trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì sẽ được trả thêm ít nhất 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường và 20% tiền lương của ngày nghỉ tết.
Như vậy, đi làm ngày nghỉ lễ tết thì tiền lương được tính như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
Các khoản thu nhập được miễn thuế
...
i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Do đó, theo quy định nêu trên thì thu nhập đi làm ngày Lễ, Tết được trả phần cao hơn phần ngày thường thì khoản thu nhập được trả cao hơn đó được miễn thuế thu nhập cá nhân. Còn khoản thu nhập được trả bằng với ngày thường đó phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Ví dụ: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?
- Mẫu Sổ cái trong kế toán thuế xuất nhập khẩu? Tải mẫu? Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất nhập khẩu năm?
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?
- Công ty chứng khoán là thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện nhân sự công nghệ thông tin thế nào?