Lịch âm 2024 ra sao? Năm 2024 có mấy tháng âm lịch? Các ngày lễ âm lịch 2024 được nghỉ là những ngày nào?
Năm 2024 có mấy tháng âm lịch?
Theo lịch âm 2024 (năm Giáp Thìn vì phần lớn thời gian năm Giáp thìn nằm trong năm 2024) thì không phải là năm nhuận âm do đó năm 2024 (năm Giáp Thìn) có 12 tháng âm lịch.
Theo đó, năm 2024 Dương lịch sẽ gồm có những ngày cuối tháng 11 và tháng Chạp năm Quý Mão và 11 tháng đầu năm Giáp Thìn. Cụ thể số ngày của từng tháng âm lịch năm Giáp Thìn như sau:
Tháng | Ngày |
Giêng | 29 |
Tháng 2 | 30 |
Tháng 3 | 29 |
Tháng 4 | 29 |
Tháng 5 | 30 |
Tháng 6 | 29 |
Tháng 7 | 30 |
Tháng 8 | 30 |
Tháng 9 | 29 |
Tháng 10 | 30 |
Tháng 11 | 30 |
Tháng chạp | 29 |
Lịch âm 2024 ra sao?
Âm lịch được sử dụng phổ biến ở các nước Đông Á trong đó có Việt Nam. Lịch này có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân các nước Đông Á, từ việc tính toán thời gian, ngày tháng, cho đến các lễ hội, phong tục tập quán.
Theo đó, lịch âm 2024 như sau:
Tháng Chạp năm Quý Mão:
Tháng Giêng năm Giáp Thìn:
Tháng 2 năm Giáp Thìn:
Tháng 3 năm Giáp Thìn:
Tháng 4 năm Giáp Thìn:
Tháng 5 năm Giáp Thìn:
Tháng 6 năm Giáp Thìn:
Tháng 7 năm Giáp Thìn:
Tháng 8 năm Giáp Thìn:
Tháng 9 năm Giáp Thìn:
Tháng 10 năm Giáp Thìn:
Tháng 11 năm Giáp Thìn:
Tháng Chạp năm Giáp thìn (tháng 1 năm 2025):
Như vậy, theo lịch âm thì Mùng 1 Tết 2024 (Giáp Thìn) sẽ rơi vào ngày 10/2/2024 dương lịch.
Xem chi tiết Lịch nghỉ tết âm lịch 2024 tại đây.
>> Xem thêm: Thưởng Tết 2024 có phải nộp thuế TNCN không?
Lịch âm 2024 ra sao? Năm 2024 có mấy tháng âm lịch? Các ngày lễ âm lịch 2024 là những ngày nào?
Các ngày lễ âm lịch 2024 được nghỉ là những ngày nào?
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019 có nội dung như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Hằng nằm, theo quy định tại người lao động sẽ được nghỉ những ngày lễ nêu trên. Trong đó, các ngày lễ âm lịch bao gồm:
- Tết Âm lịch 2024
- Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: ngày 10/3 âm lịch
Xem thêm: Chi tiết ngày nghỉ lễ, tết trong năm 2024
Đi làm ngày Tết người lao động được tính thêm lương như thế nào?
Căn cứ vào Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Bên cạnh đó, tại Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, nếu người lao động không nghỉ ngày Tết mà vẫn đi làm thì được tính như sau:
- Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019 và được tính theo công thức:
(300% này chưa bao gồm tiền lương của ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày).
- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức:
Theo đó, trường hợp làm vào ngày nghỉ Tết thì người lao động tính lương theo sản phẩm sẽ được áp dụng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc vào ban đêm vào ngày Tết thì ngoài việc trả lương theo các quy định trên, người lao động còn được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường và 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?