Lãnh đạo cơ quan báo chí sử dụng mạng xã hội để đăng thông tin không đúng sự thật thì có bị cách chức không?

Cho tôi hỏi: Lãnh đạo cơ quan báo chí sử dụng mạng xã hội để đăng thông tin không đúng sự thật thì có bị cách chức không? - Câu hỏi của anh Hùng (Cần Thơ)

Lãnh đạo cơ quan báo chí sử dụng mạng xã hội để đăng thông tin không đúng sự thật thì có bị cách chức không?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 như sau:

Kỷ luật
...
2. Lãnh đạo cơ quan báo chí vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì có văn bản nghiêm khắc nhắc nhở hoặc kỷ luật khiển trách:
...
b) Viết bài, duyệt đăng bài, sao chép, phát tán tin, bài, ảnh, thông tin không chính xác; sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội và các hội, nhóm, câu lạc bộ, diễn đàn để thông tin không đúng sự thật, không đúng quy định.

Có thể thấy, trường hợp lãnh đạo cơ quan báo chí sử dụng mạng xã hội để đăng thông tin không đúng sự thật gây hậu quả ít nghiêm trọng sẽ bị nhắc nhở hoặc kỷ luật khiển trách.

Theo khoản 3 Điều 13 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023, trường hợp tái phạm, lãnh đạo cơ quan báo chí sẽ bị xử lý như sau:

- Cảnh cáo hoặc cách chức trong trường hợp tái phạm sau khi bị kỷ luật dưới hình thức nhắc nhở hoặc kỷ luật bằng văn bản;

- Khai trừ ra khỏi Đảng trong trường hợp đã bị cảnh cáo hoặc cách chức nhưng tái phạm.

Như vậy, theo quy định thì lãnh đạo cơ quan báo chí sử dụng mạng xã hội để đăng thông tin không đúng sự thật có thể bị cách chức trong trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị nhắc nhở hoặc kỷ luật bằng văn bản khiển trách nhưng vẫn tái phạm.

Lãnh đạo cơ quan báo chí sử dụng mạng xã hội để đăng thông tin không đúng sự thật thì có bị cách chức không?

Lãnh đạo cơ quan báo chí sử dụng mạng xã hội để đăng thông tin không đúng sự thật thì có bị cách chức không? (Hình từ Internet)

06 trường hợp Lãnh đạo cơ quan báo chí bị cách chức là những trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023, Lãnh đạo cơ quan báo chí bị cách chức bị cách chức trong những trường hợp sau:

- Các trường hợp đã bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở từ 2 lần trở lên hoặc bị kỷ luật theo hình thức nhắc nhở hoặc kỷ luật khiển trách bằng văn bản mà tái phạm.

- Để cơ quan báo chí đăng, phát nội dung thông tin sai lệch chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thông tin sai sự thật hoặc không chấp hành chỉ đạo của cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý về thông tin tình hình quốc tế, gây bất lợi trong quan hệ Việt Nam với các quốc gia và các tổ chức quốc tế.

- Viết bài, duyệt đăng, phát tin, bài, ảnh, thông tin không đúng sự thật, không đúng quy định; đe dọa, yêu sách về nội dung bài viết; đăng bài, chia sẻ thông tin trên không gian mạng liên quan đến các địa phương, cơ quan, đơn vị, cá nhân nhằm đe dọa, yêu sách hoặc trục lợi.

- Buông lỏng quản lý, ủy quyền, chuyển giao quyền quản lý, điều hành chuyên mục, chương trình, kênh chương trình liên kết trên thực tế cho phóng viên, nhóm phóng viên, văn phòng đại diện, đối tác liên kết để đổi lấy lợi ích.

- Chỉ đạo cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người lao động trong quá trình tác nghiệp vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật, bị cơ quan tiến hành tố tụng quyết định khởi tố bị can và chịu bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên nhà báo, phóng viên đó có tội.

- Để cơ quan báo chí vi phạm Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật đến mức bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt 2 lần trong nhiệm kỳ vì hành vi gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng hoặc thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép đến mức bị tước quyền sử dụng giấy phép.

Ngoài ra, lãnh đạo cơ quan báo chí vi phạm các trường hợp tại khoản 2 Điều 13 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 nhưng gây ra hậu quả nghiêm trọng cũng sẽ bị cảnh cáo hoặc cách chức.

Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện hình thức kỷ luật cách chức Lãnh đạo cơ quan báo chí?

Theo quy định hiện nay, cơ quan có thẩm quyền thực hiện hình thức kỷ luật cách chức đối với Lãnh đạo cơ quan báo chí là cơ quan chủ quản báo chí.

Cụ thể, tại khoản 3 Điều 4 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 có quy định như sau:

Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý báo chí và cơ quan chủ quản báo chí
...
3. Cơ quan chủ quản báo chí
a) Thực hiện chức trách, quyền hạn của cơ quan chủ quản báo chí theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
b) Lãnh đạo, chỉ đạo, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cơ quan báo chí theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
c) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phân công phụ trách lãnh đạo cơ quan báo chí sau khi có ý kiến bằng văn bản của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông.
d) Khen thưởng và đề nghị cấp thẩm quyền khen thưởng đối với cơ quan báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí.
đ) Kỷ luật, tạm đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí theo quy định. Xem xét, thay thế kịp thời, không chờ hết thời hạn giữ chức vụ đối với lãnh đạo cơ quan báo chí để cơ quan báo chí bị xử lý vi phạm từ hình thức cảnh cáo trở lên. Chịu trách nhiệm trong phạm vi, quyền hạn đối với sai phạm của cơ quan báo chí.
e) Thực hiện chế độ, chính sách đối với lãnh đạo cơ quan báo chí theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
g) Thanh tra, kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với tập thể, cá nhân cơ quan báo chí thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
h) Lãnh đạo, chỉ đạo xử lý kỷ luật cơ quan báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí theo yêu cầu của cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý báo chí và cấp thẩm quyền. Báo cáo bằng văn bản với cơ quan chỉ đạo báo chí, cơ quan quản lý báo chí về việc chấn chỉnh, xử lý kỷ luật tập thể, cá nhân lãnh đạo cơ quan báo chí vi phạm.
i) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý báo chí chỉ đạo, định hướng hoạt động của cơ quan báo chí.

Như vậy, việc cách chức lãnh đạo cơ quan báo chí trong trường hợp vi phạm được thực hiện bởi cơ quan chủ quản báo chí.

Cơ quan báo chí
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ quan chủ quản báo chí hay Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí?
Pháp luật
Cơ quan báo chí là gì? Bệnh viện có được phép thành lập cơ quan báo chí không? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí cần thực hiện những gì?
Pháp luật
Đối tượng nào được thành lập cơ quan báo chí? Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực báo chí?
Pháp luật
Cơ quan báo chí bị Ban Tuyên giáo Trung ương nhắc nhở 02 lần bằng văn bản thì lãnh đạo cơ quan báo chí có bị cách chức hay không?
Pháp luật
Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tạp chí khoa học bắt buộc phải có thẻ nhà báo hay không?
Pháp luật
Cơ quan chủ quản cơ quan báo chí ra văn bản giao nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan báo chí khi nào?
Pháp luật
Cơ quan báo chí có được đưa tin từ nguồn tài liệu của mình đối với vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng chưa có kết luận chính thức?
Pháp luật
Lời xin lỗi của cơ quan báo chí có bắt buộc phải phát liền sau nội dung thông tin cải chính hay không?
Pháp luật
Số lượng lãnh đạo tối đa của cơ quan báo chí báo điện tử là bao nhiêu người theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Cơ quan báo chí thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài phải thông báo cho Bộ TTTT những thông tin gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ quan báo chí
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
989 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ quan báo chí
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào