Kinh doanh bảo hiểm trên môi trường mạng như thế nào? Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm?
- Dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng gồm những gì?
- Quy định đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm?
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm đáp ứng các yêu cầu gì?
- Thu thập, sử dụng dữ liệu đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm?
Dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng gồm những gì?
Căn cứ Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định như sau:
"Điều 14. Cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng
1. Tổ chức, cá nhân được phép cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng bao gồm:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
b) Đại lý bảo hiểm;
c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng thực hiện các quy định sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được chủ động lựa chọn các hình thức cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng;
b) Đại lý bảo hiểm chỉ được cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng trong phạm vi hợp đồng đại lý bảo hiểm;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thực hiện cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng phải chịu trách nhiệm với bên mua bảo hiểm nếu hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm đó làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
d) Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm trên môi trường mạng có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin theo quy định tại Điều 22 của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết Điều này."
Như vậy, dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng gồm những sản phẩm, dịch vụ như trên.
Quy định đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm?
Căn cứ Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm như sau:
"Điều 12. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
1. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm mục đích sau đây:
a) Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao gồm: xây dựng, thiết kế sản phẩm bảo hiểm, đánh giá rủi ro, thẩm định, giao kết hợp đồng, quản lý hợp đồng, giám định tổn thất, giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm; quản trị doanh nghiệp và phương thức cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm;
b) Hiện đại hóa công tác thống kê, báo cáo; cắt giảm thủ tục hành chính; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm phục vụ công tác quản lý, giám sát, phân tích, dự báo về thị trường bảo hiểm và phòng, chống gian lận bảo hiểm.
2. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về giao dịch điện tử, công nghệ thông tin, an ninh mạng, phòng, chống rửa tiền và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Chính phủ quy định những vấn đề mới phát sinh liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm."
Như vậy, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm được quy định như trên.
Kinh doanh bảo hiểm trên môi trường mạng như thế nào và ứng dụng công nghệ thông tin trong môi trường mạng năm 2022? (Hình từ internet)
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm đáp ứng các yêu cầu gì?
Căn cứ Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 các yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm được quy định như sau:
"Điều 13. Yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chủ động thiết lập, duy trì và vận hành hệ thống công nghệ thông tin phù hợp với quy mô hoạt động và đáp ứng yêu cầu tối thiểu sau đây:
1. Có hệ thống máy chủ, hệ thống phần mềm và các giải pháp kỹ thuật để cập nhật, thống kê, xử lý, lưu trữ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu an ninh mạng, an toàn thông tin mạng;
2. Có hệ thống công nghệ thông tin tạo thuận lợi cho việc điều hành, kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp và công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý;
3. Có giải pháp về công nghệ thông tin để dự phòng thảm họa và bảo đảm không bị gián đoạn hoạt động kinh doanh."
Như vậy, yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm được quy định như trên.
Thu thập, sử dụng dữ liệu đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm?
Căn cứ Điều 11 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
"Điều 11. Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm
1. Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có trách nhiệm cung cấp thông tin về bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, đại lý bảo hiểm và thông tin khác có liên quan để xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
3. Việc thu thập, sử dụng, lưu giữ và cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải bảo đảm bảo mật, an toàn thông tin, tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh.
Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân phải sử dụng thông tin được cung cấp đúng mục đích và không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
4. Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.
5. Chính phủ quy định chi tiết về xây dựng, thu thập, sử dụng, lưu giữ, quản lý và cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, việc kết nối giữa cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm với các cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác."
Như vậy. theo khoản 3 Điều 11 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định việc thu thập, sử dụng, lưu giữ và cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải bảo đảm bảo mật, an toàn thông tin, tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh.
Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực từ: 01/01/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?