Kiểm tra, đánh giá cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến? Cơ quan chủ quản cổng thông tin điện tử phải bảo đảm an toàn cho thông tin và dữ liệu?
Dịch vụ công trực tuyến được thực hiện giám sát, đánh giá như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 16 Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định về giám sát, đánh giá hiệu quả, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến như sau:
"Điều 16. Giám sát, đánh giá hiệu quả, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến
1. Việc quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước phải được thực hiện tự động hóa bằng hệ thống thông tin với từng dịch vụ công trực tuyến, từng chủ thể tham gia giao dịch, từng bước thực hiện dịch vụ.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng hướng dẫn kỹ thuật chi tiết về công cụ đánh giá hiệu quả, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước; tích hợp, đồng bộ thông tin kết quả đánh giá với Hệ thống đánh giá chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp của Cổng dịch vụ công quốc gia, bảo đảm tận dụng, không thu thập lại các thông tin đã có.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Báo cáo kết quả triển khai và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến của bộ, ngành, địa phương; gửi Bộ Thông tin và Truyền thông theo định kỳ hằng tháng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Kết nối các hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp bộ, cấp tỉnh với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số."
Như vậy, việc giám sát, đánh giá hiệu quả, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến được quy định như trên.
Kiểm tra, đánh giá cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến? Cơ quan chủ quản cổng thông tin điện tử phải bảo đảm an toàn cho thông tin và dữ liệu?
Thông tin và dữ liệu trên Cổng thông tin điện tử được bảo đảm an toàn như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 21 Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định bảo đảm an toàn thông tin và dữ liệu được quy định như sau:
"Điều 21. Bảo đảm an toàn thông tin và dữ liệu
Cơ quan chủ quản cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ và các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an toàn thông tin và dữ liệu."
Như vậy, bảo đảm an toàn thông tin và dữ liệu được quy định như trên.
Thực hiện kiểm tra, đánh giá trên cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 22 Thông tư 32/2017/TT-BTTTT quy định về thực hiện kiểm tra, đánh giá cổng thông tin điện tử như sau:
"Điều 22. Kiểm tra, đánh giá cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến
1. Cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước được kiểm tra, đánh giá định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Nội dung kiểm tra, đánh giá: kiểm tra việc tuân thủ các quy định về cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến và xây dựng, quản lý cổng thông tin điện tử theo quy định của Nghị định số 43/2011/NĐ-CP, Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn liên quan.
3. Hình thức kiểm tra, đánh giá
a) Kiểm tra trực tuyến bằng cách truy cập trực tiếp vào các cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước;
b) Kiểm tra bằng việc sử dụng phần mềm công cụ (Hệ thống thu thập, đánh giá việc sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến);
c) Kiểm tra trực tiếp tại trụ sở các cơ quan chủ quản cổng thông tin điện tử.
4. Trách nhiệm kiểm tra, đánh giá
a) Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm: định kỳ hàng năm hoặc đột xuất kiểm tra, đánh giá cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; xây dựng, quản lý, duy trì, vận hành Hệ thống thu thập, đánh giá việc sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến để kiểm tra, đánh giá tần suất cập nhật bài viết, số lượng truy cập vào các hạng mục thông tin theo quy định của Nghị định số 43/2011/NĐ-CP và số lượng truy cập, mức độ của dịch vụ công trực tuyến; hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai hệ thống này;
b) Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện kiểm tra, đánh giá cổng thông tin điện tử và dịch vụ công trực tuyến của bộ, các đơn vị thuộc, trực thuộc bộ;
c) Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kiểm tra, đánh giá cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh."
Như vậy, việc kiểm tra, đánh giá cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến được thực hiện như trên.
Nghị định 42/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?