Khung tiêu chuẩn Gia đình văn hóa mới nhất 2024? Hồ sơ xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa gồm những gì?
Khung tiêu chuẩn Gia đình văn hóa mới nhất theo Nghị định 86/2023/NĐ-CP?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 86/2023NĐ-CP, Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 86/2023NĐ-CP.
Khung tiêu chuẩn Gia đình văn hóa bao gồm:
Lưu ý:
Thành viên trong gia đình vi phạm một trong các trường hợp sau thì không xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”:
- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Không hoàn thành nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ nộp thuế;
- Bị xử phạt vi phạm hành chính về: Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn; vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng;
- Bị xử phạt vi phạm hành chính về: Vi phạm quy định về trật tự công cộng; hành vi đánh bạc trái phép; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phòng, chống bạo lực gia đình.
Khung tiêu chuẩn Gia đình văn hóa mới nhất 2024? Hồ sơ xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa gồm những gì?
Hồ sơ xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 86/2023/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng các danh hiệu “Gia đình văn hóa”:
a) Văn bản đề nghị xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” (Mẫu số 01);
b) Bảng tổng hợp danh sách hộ gia đình đạt tiêu chuẩn và kết quả lấy ý kiến người dân (Mẫu số 02);
c) Biên bản họp bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa” (Mẫu số 03).
2. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hóa” gồm:
a) Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hóa” (Mẫu số 04);
b) Báo cáo thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hóa” (Mẫu số 05);
c) Biên bản họp bình xét danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hóa” (Mẫu số 06).
3. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” gồm:
a) Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” (Mẫu số 07);
b) Báo cáo thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” (Mẫu số 08);
c) Biên bản họp bình xét danh hiệu “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” (Mẫu số 09).
4. Thành phần hồ sơ đề nghị xét tặng các danh hiệu thực hiện theo Mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
Như vậy, hồ sơ xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa bao gồm:
- Văn bản đề nghị xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”;
- Bảng tổng hợp danh sách hộ gia đình đạt tiêu chuẩn và kết quả lấy ý kiến người dân;
- Biên bản họp bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa”.
Trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 86/2023/NĐ-CP, trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa như sau:
- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức thực hiện theo trình tự sau:
Chủ trì, phối hợp với Trưởng ban Ban Công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể cùng cấp tổ chức họp, đánh giá mức độ đạt các tiêu chuẩn của từng hộ gia đình trong phạm vi quản lý.
Tổng hợp danh sách các hộ gia đình đủ điều kiện đề nghị xét tặng và thông báo công khai trên bảng tin công cộng hoặc các hình thức khác (nếu có) để lấy ý kiến người dân trong thời hạn 10 ngày.
Hết thời hạn lấy ý kiến, lập hồ sơ theo quy định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”.
Trong đó:
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định tặng danh hiệu, cơ quan ban hành quyết định công bố công khai trên bảng tin hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và các hình thức khác theo quy định về danh sách gia đình được tặng danh hiệu thi đua.
- Nguyên tắc xét tặng
+ Tuân thủ đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, thẩm quyền xét tặng.
+ Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
+ Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 như sau:
Nguyên tắc thi đua, khen thưởng
1. Việc thi đua được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch;
b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
2. Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;
b) Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;
c) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;
d) Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.
Nghị định 86/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 30/01/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?