Mẫu báo cáo thành tích gia đình văn hóa tiêu biểu mới nhất? Cách viết báo cáo thành tích hay, chi tiết?
Gia đình văn hóa tiêu biểu là gì? Mẫu báo cáo thành tích gia đình văn hóa tiêu biểu mới nhất? Cách viết báo cáo thành tích hay, chi tiết?
Một gia đình văn hóa được xem là biểu tượng của nếp sống chuẩn mực, nơi từng thành viên đều có đạo đức tốt, luôn được yêu mến và có tinh thần lao động tích cực, đồng thời đạt thành tích xuất sắc trong kinh tế.
Danh hiệu "gia đình văn hóa tiêu biểu" là sự công nhận trang trọng từ chính quyền cấp xã, kèm theo bằng khen dành cho những gia đình đạt các tiêu chuẩn cụ thể.
Để đạt danh hiệu này, chính quyền xã sẽ tiến hành đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí và lựa chọn những gia đình nổi bật, nhằm tạo tấm gương mẫu mực để cộng đồng học hỏi và noi theo.
Cá nhân, gia đình có thể tự soạn mẫu hoặc tham khảo mẫu dưới đây:
Tải về Mẫu báo cáo thành tích gia đình văn hóa tiêu biểu mới nhất
Tải về Hướng dẫn cách viết mẫu báo cáo thành tích gia đình văn hóa tiêu biểu mới nhất
Tải về Đề nghị xét danh hiệu Gia đình văn hóa 2024
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu báo cáo thành tích gia đình văn hóa tiêu biểu mới nhất? Cách viết báo cáo thành tích hay, chi tiết? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” được quy định như thế nào?
Trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” được quy định tại Điều 8 Nghị định 86/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” và “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”
1. Trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”
a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức thực hiện theo trình tự sau:
Chủ trì, phối hợp với Trưởng ban Ban Công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể cùng cấp tổ chức họp, đánh giá mức độ đạt các tiêu chuẩn của từng hộ gia đình trong phạm vi quản lý.
Tổng hợp danh sách các hộ gia đình đủ điều kiện đề nghị xét tặng và thông báo công khai trên bảng tin công cộng hoặc các hình thức khác (nếu có) để lấy ý kiến người dân trong thời hạn 10 ngày.
Hết thời hạn lấy ý kiến, lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” (Mẫu số 10 của Phụ lục IV kèm theo Nghị định này).
...
Theo đó, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban Ban Công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể cùng cấp tổ chức họp, đánh giá mức độ đạt các tiêu chuẩn của từng hộ gia đình trong phạm vi quản lý.
Bước 2: Tổng hợp danh sách các hộ gia đình đủ điều kiện đề nghị xét tặng và thông báo công khai trên bảng tin công cộng hoặc các hình thức khác (nếu có) để lấy ý kiến người dân trong thời hạn 10 ngày.
Bước 3: Hết thời hạn lấy ý kiến, lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định. Hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”
+ Bảng tổng hợp danh sách hộ gia đình đạt tiêu chuẩn và kết quả lấy ý kiến người dân
+ Biên bản họp bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa”.
Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”.
Khung tiêu chuẩn danh hiệu “Gia đình văn hóa” bao gồm những gì?
Khung tiêu chuẩn danh hiệu “Gia đình văn hóa” được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 86/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tên tiêu chuẩn | Khung tiêu chuẩn |
I. Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước | 1. Các thành viên trong gia đình chấp hành tốt chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật |
2. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định | |
3. Bảo đảm thực hiện an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy | |
4. Bảo đảm các quy định về độ ồn, không làm ảnh hưởng đến cộng đồng theo quy định của pháp luật về môi trường | |
II. Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương | 1. Tham gia các hoạt động nhằm bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên và môi trường của địa phương |
2. Tham gia các phong trào từ thiện, nhân đạo; đền ơn đáp nghĩa; khuyến học khuyến tài và xây dựng gia đình học tập | |
3. Tham gia sinh hoạt cộng đồng ở nơi cư trú | |
4. Tích cực tham gia các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội do địa phương tổ chức | |
5. Người trong độ tuổi có khả năng lao động tích cực làm việc và có thu nhập chính đáng | |
6. Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường | |
III. Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng | 1. Thực hiện tốt Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình |
2. Thực hiện tốt chính sách dân số, hôn nhân và gia đình | |
3. Thực hiện tốt các mục tiêu về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình/bạo lực trên cơ sở giới | |
4. Hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước/các loại hình tương tự hợp vệ sinh | |
5. Tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng khi khó khăn, hoạn nạn |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người khiếu nại chỉ được ủy quyền cho ai? Người được ủy quyền khiếu nại có thể ký vào đơn khiếu nại thay cho người khiếu nại không?
- Tổ chức, cá nhân thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường thế nào theo quy định pháp luật về môi trường?
- Trình tự xây dựng Kế hoạch nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Công Thương thế nào?
- Tải về mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình trước khi phá dỡ? Biên bản khảo sát hiện trạng công trình là gì?
- Thời hạn khiếu nại quyết định hành chính lần 2 là bao lâu? Những khiếu nại quyết định hành chính nào không được giải quyết?