Khung tiêu chí xếp loại cán bộ lãnh đạo, quản lý như thế nào? Tiến hành xếp loại cán bộ lãnh đạo, quản lý qua những bước nào?
Khung tiêu chí xếp loại cán bộ lãnh đạo, quản lý như thế nào?
Tại tiểu mục 1 Mục III Quy định 89-QĐ/TW năm 2017 có quy định về khung tiêu chí xếp loại loại cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp như sau:
Khung tiêu chí xếp loại
Hằng năm, xếp loại cán bộ theo mức và khung tiêu chí như sau:
1.1- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Thực sự gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật.
- Các tiêu chí về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ đều hoàn thành với chất lượng, hiệu quả cao, đúng tiến độ; có sáng kiến, giải pháp được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả.
- Địa phương, cơ quan, đơn vị phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 50% chỉ tiêu (nhiệm vụ) cơ bản hoàn thành vượt mức. 100% các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp được xếp loại từ hoàn thành nhiệm vụ, trong đó ít nhất 70% đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
1.2- Hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật.
- Các tiêu chí về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ đều hoàn thành bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ.
- Địa phương, cơ quan, đơn vị phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 80% hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, 100% các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
1.3- Hoàn thành nhiệm vụ
- Gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật.
- Các tiêu chí về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ đều hoàn thành nhưng có tối đa 20% tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp.
- Địa phương, cơ quan, đơn vị phụ trách hoàn thành trên 70% các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Có ít nhất 70% số cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ.
1.4- Không hoàn thành nhiệm vụ
Thực hiện xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ nếu thuộc 1 trong 5 trường hợp sau:
- Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ (theo quy định hiện hành của Đảng) đánh giá là có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa.
- Có trên 50% các tiêu chí về chức trách, nhiệm vụ được đánh giá không hoàn thành.
- Địa phương, cơ quan, đơn vị phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao hoặc đề ra.
- Cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng và bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
Theo đó, khung tiêu chí xếp loại cán bộ lãnh đạo, quản lý gồm có:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Hoàn thành nhiệm vụ
- Không hoàn thành nhiệm vụ
Khung tiêu chí xếp loại cán bộ lãnh đạo, quản lý như thế nào? Tiến hành xếp loại cán bộ lãnh đạo, quản lý qua những bước nào? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền nhận xét, đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý được quy định thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục III Quy định 89-QĐ/TW năm 2017 thẩm quyền, phương pháp, quy trình, thời hạn đánh giá và xếp loại như sau:
Thẩm quyền, phương pháp, quy trình, thời hạn đánh giá và xếp loại
2.1- Thẩm quyền nhận xét, đánh giá cán bộ
- Các chủ thể có thẩm quyền nhận xét, đánh giá cán bộ gồm:
+ Bản thân cán bộ tự nhận xét, đánh giá.
+ Cấp dưới trực tiếp nhận xét, đánh giá (nếu cần).
+ Tập thể lãnh đạo (đồng cấp) nhận xét, đánh giá.
+ Cấp trên trực tiếp nhận xét, đánh giá.
- Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ quyết định nội dung nhận xét, đánh giá, xếp loại và nhận định chiều hướng, triển vọng phát triển của cán bộ.
…….
Theo đó, thẩm quyền nhận xét, đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý được chia thành các cấp như sau:
- Bản thân cán bộ tự nhận xét, đánh giá.
- Cấp dưới trực tiếp nhận xét, đánh giá (nếu cần).
- Tập thể lãnh đạo (đồng cấp) nhận xét, đánh giá.
- Cấp trên trực tiếp nhận xét, đánh giá.
Các bước tiến hành xếp loại cán bộ lãnh đạo, quản lý được thực hiện như thế nào?
Các bước tiến hành xếp loại cán bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện theo tiểu mục 2 Mục III Quy định 89-QĐ/TW năm 2017 như sau:
Bước 1: Cán bộ tự kiểm điểm, nhận mức xếp loại.
Bước 2: nhận xét, đánh giá cán bộ;
- Cấp trên trực tiếp nhận xét, đánh giá.
- Tập thể đồng cấp nhận xét, đánh giá.
- Cấp dưới trực tiếp nhận xét, đánh giá (nếu cần).
Bước 3: xem xét, quyết định đánh giá và xếp loại cán bộ:
- Cơ quan tổ chức của cấp ủy có thẩm quyền tổng hợp hồ sơ, thẩm định về quy trình, thủ tục; tập hợp ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy nơi công tác; chi ủy, cấp ủy cơ sở nơi cư trú và kết quả lấy phiếu tín nhiệm (nếu có) theo quy định hiện hành làm kênh tham khảo; đề xuất nội dung đánh giá và xếp loại đối với cán bộ.
- Tập thể cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thảo luận, xem xét, quyết định nội dung nhận xét, đánh giá và bỏ phiếu kín để xếp loại cán bộ.
- Thông báo nội dung đánh giá và kết quả xếp loại cho cán bộ bằng văn bản; công khai kết quả đánh giá cho người được đánh giá và cấp có thẩm quyền theo quy định.
Bước 4: Hoàn chỉnh và lưu hồ sơ cán bộ: Cơ quan tổ chức của cấp ủy có thẩm quyền, hoàn chỉnh và lưu giữ hồ sơ đánh giá cán bộ. Hồ sơ gồm có:
- Bản tự kiểm điểm của cá nhân.
- Bản nhận xét, đánh giá của cấp trên trực tiếp.
- Bản nhận xét, đánh giá của cấp ủy, tổ chức đảng hoặc tập thể đồng cấp.
- Bản nhận xét, đánh giá của cấp dưới trực tiếp (nếu có).
- Ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy nơi công tác và cấp ủy nơi cư trú.
- Kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo quy định hiện hành (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?