Không sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2023? Sử dụng pháo hoa trái phép bị xử phạt như thế nào?
Pháo hoa Tết Âm lịch 2023 không được sử dụng ngân sách nhà nước?
Ngày 18/11/2022, Chỉ thị 19-CT/TW năm 2022 do Ban Bí thư ban hành hướng dẫn chỉ đạo về việc tổ chức Tết Âm lịch 2023.
Theo đó, chỉ đạo về việc tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Âm lịch 2023 tại Mục 2 Chỉ thị 19/CT-TW năm 2022 như sau:
- Thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định, bảo đảm các hoạt động lễ hội, vui xuân, kỷ niệm ngày truyền thống, hội nghị tổng kết năm, gặp mặt đầu năm, Tết trồng cây… thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hoá của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương. Lãnh đạo các địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn, quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão phù hợp với điều kiện, khả năng của địa phương, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, không sử dụng ngân sách nhà nước.
Như vậy, việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới 2023 và Tết Âm lịch 2023 được thực hiện dựa trên tình hình thực tiễn của từng địa phương.
Không sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2023? Sử dụng pháo hoa trái phép bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được phép tổ chức bắn pháo hoa?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP và Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, những trường hợp sau được phép tổ chức bắn pháo hoa như sau:
- Tết Nguyên đán
+ Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
+ Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
- Giỗ Tổ Hùng Vương
+ Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
+ Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
- Ngày Quốc khánh
+ Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
+ Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
+ Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
+ Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
- Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
+ Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
+ Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
- Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
+ Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
- Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
- Tuy nhiên, cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Như vậy, cá nhân, tổ chức, cơ quan chỉ được phép tổ chức, sử dụng pháo hoa trong trường hợp được quy định, ngoài những trường hợp nêu trên, cá nhân, tổ chức, cơ quan đều được xem là sử dụng pháo hoa trái phép.
Sử dụng pháo hoa trái phép bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng pháo hoa trái phép như sau:
Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;
d) Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;
đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
e) Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;
h) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
k) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, cá nhân có hành vi sử dụng pháo hoa trái phép sẽ bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng. Ngoài ra tổ chức có hành vi sử dụng pháo hoa trái phép sẽ bị xử lý vi phạm hành chính phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, số pháo hoa mà cá nhân, tổ chức sử dụng trái phép phải bị tịch thu theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định trẻ em ngồi ghế trước ô tô, xe máy tại Nghị định 168 cần nắm rõ? Chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi trước xe máy bị phạt đến 14 triệu đồng đúng không?
- Cán bộ, công chức cấp xã dôi dư nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ tỷ lệ lương hưu không? Thời điểm hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi?
- Kiểm soát biên chế mới sau sáp nhập: Không vượt tổng số CBCCVC không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý hiện có?
- Công văn 10225/SNV-CCVC thực hiện chế độ thưởng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP TPHCM như thế nào?
- Xử lý ra sao khi người đứng đầu không được tái bố trí sau sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính theo Công văn 7968?