Không ngăn chặn hay báo tin về hành vi bạo lực gia đình có bị xử phạt hành chính hay không?
Không ngăn chặn hay báo tin về hành vi bạo lực gia đình có bị xử phạt hành chính hay không?
Căn cứ Điều 12 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, mọi người đều có trách nhiệm báo tin, tố giác ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình.
Trường hợp các chủ thể biết mà cố tình không ngăn chặn hay báo tin về hành vi bạo lực gia đình, hoặc có khả năng ngăn cản nhưng không thực hiện thì người này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 62 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
Hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình và cản trở việc ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Biết hành vi bạo lực gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn.
2. Biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
3. Cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình.
Theo đó, mức phạt tiền đối với hành vi không ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
Mức phạt này được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp chủ thể vi phạm là tổ chức mức phạt này là gấp đôi.
Không ngăn chặn hay báo tin về hành vi bạo lực gia đình có bị xử phạt hành chính hay không? (Hình từ Internet)
Người báo tin, tố giác có được cơ quan tiếp nhận giữ bí mật về thông tin cá nhân hay không?
Căn cứ Điều 12 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình
1. Được khen thưởng khi có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; được bảo vệ, giữ bí mật về thông tin cá nhân khi báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình; được Nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.
2. Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây:
a) Báo tin, tố giác ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này;
b) Tham gia bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình và các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.
Theo đó, người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình có quyền được giữ bí mật về thông tin cá nhân.
Đồng thời, căn cứ Điều 34 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định như sau:
Bảo vệ người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và người báo tin, tố giác về bạo lực gia đình
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức các biện pháp bảo vệ người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, người báo tin, tố giác về bạo lực gia đình.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của người báo tin, tố giác.
Theo đó, khi đi báo tin và tố giác hành vi bạo lực gia đinh tại các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. Thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận tin báo, tố giác có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của người báo tin, tố giác.
Có nghiêm cấm hành vi bao che, dung túng cho hành vi bạo lực gia đình hay không?
Căn cứ Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định 7 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3. Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
4. Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
Theo đó, việc dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Các chủ thể có trách nhiệm phòng và chống bạo lực gia đình phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, không được có hành vi bao che cho mọi hành vi bạo lực gia đình nào
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?