Khi nào cơ quan có thẩm quyền tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu?

Cho hỏi khi nào cơ quan có thẩm quyền tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu? - Câu hỏi của anh Thanh tại Bến Tre.

Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế thì không bị áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan có đúng không?

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 33 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về đối tượng áp dụng và trường hợp không áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan như sau:

Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Đối tượng áp dụng
a) Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng trong trường hợp không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc theo đề nghị của cơ quan thuế.
b) Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định ấn định thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành quyết định ấn định thuế thì cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định.
2. Không áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế hoặc có mức thuế suất thuế xuất khẩu 0%.
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ trực tiếp an ninh, quốc phòng, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.

Theo đó, tuy rơi vào trường hợp được quy định tại khoản 1 nhưng đối với hàng hóa xuất khẩu đối tượng miễn thuế thì không bị áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan.

Khi nào cơ quan có thẩm quyền tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu?

Khi nào cơ quan có thẩm quyền tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu?

Khi nào cơ quan có thẩm quyền tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu?

Căn cứ khoản 5 Điều 33 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về những trường hợp tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan như sau:

Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
...
5. Tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan nếu người nộp thuế đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng khác,
b) Người nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng đối với lô hàng đang làm thủ tục hải quan.
c) Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt người nộp thuế đang còn nợ phải được bảo lãnh theo quy định.

Theo đó, điều kiện để cơ quan có thẩm quyền tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là khi người nộp thuế đáp ứng hết các yêu cầu:

- Không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng khác,

- Người nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng đối với lô hàng đang làm thủ tục hải quan.

- Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt người nộp thuế đang còn nợ phải được bảo lãnh theo quy định.

Hồ sơ, trình tự thực hiện yêu cầu tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan được quy định như thế nào?

Tại khoản 5 Điều 33 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về hồ sơ, trình tự thực hiện yêu cầu tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan, như sau:

- Người nộp thuế bị cưỡng chế có văn bản đề nghị tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan gửi Cục Hải quan nơi phát sinh khoản nợ bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan kèm theo thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.

- Cục Hải quan nơi người nộp thuế có khoản nợ bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan tiếp nhận, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và báo cáo, đề xuất gửi Tổng cục Hải quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho người nộp thuế biết, hoàn chỉnh hồ sơ.

- Tổng cục Hải quan lấy ý kiến các đơn vị liên quan (nếu có), báo cáo Bộ Tài chính trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

- Bộ Tài chính xem xét, giải quyết tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với từng trường hợp cụ thể theo đề nghị của Tổng cục Hải quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo.

- Cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định cưỡng chế căn cứ văn bản của Bộ Tài chính để tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan.

Trường hợp kết thúc thời gian tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan, người nộp thuế không thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước thì bị xử phạt theo quy định.

Hàng hóa xuất nhập khẩu
Thủ tục hải quan
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan của doanh nghiệp có bao gồm báo cáo tài chính của doanh nghiệp không?
Pháp luật
Điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên khi chấp hành tốt pháp luật về kế toán, kiểm toán trong thủ tục hải quan là điều kiện gì?
Pháp luật
Hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh quốc phòng có được miễn kiểm tra thực tế khi làm thủ tục hải quan không?
Pháp luật
Danh mục HS là gì? Trường hợp nào phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần sử dụng chú giải chi tiết Danh mục HS?
Pháp luật
Hành lý của người nhập cảnh vượt quá định mức miễn thuế thì phần vượt này có được coi là hàng hóa nhập cảnh bất hợp pháp không?
Pháp luật
Hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể nhập khẩu, xuất khẩu trong trường hợp nào?
Pháp luật
Có thể chủ động tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp nào?
Pháp luật
Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất phải làm thủ tục hải quan vào thời gian nào?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nào được thực hiện việc giao nhận trước, đăng ký tờ khai hải quan sau?
Pháp luật
Đồng tiền khai thuế, nộp thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu? Thời hạn nộp thuế khi hàng hóa phát sinh số tiền thuế phải nộp sau thông quan?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa xuất nhập khẩu
3,114 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa xuất nhập khẩu Thủ tục hải quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào