Khi hai doanh nghiệp khởi kiện nhau ra Tòa thì tài khoản thanh toán của hai doanh nghiệp có bị phong tỏa hay không?
Khi hai doanh nghiệp khởi kiện nhau ra Tòa thì tài khoản thanh toán của hai doanh nghiệp có bị phong tỏa hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5, khoản 6 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP) có quy định như sau:
Tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán
...
2. Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản trong các trường hợp sau:
a) Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót.
d) Khi có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.
Như vậy, trong các trường hợp nêu trên, thì tài khoản thanh toán sẽ bị phong tỏa khi:
- Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót.
- Khi có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.
Theo đó, không phải tất cả trường hợp thực hiện việc kiện tụng thì tài khoản của các công ty đều bị phong tỏa. Mà khi hai công ty đang trong giai đoạn tố tụng dân sự có thể bị phong tỏa tài khoản thanh toán nếu thuộc các trường hợp trên.
Khi hai doanh nghiệp khởi kiện nhau ra Tòa thì tài khoản thanh toán của hai doanh nghiệp có bị phong tỏa hay không?
Ai có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản trong quá trình khởi kiện tại tòa?
Căn cứ khoản 10 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì phong tỏa tài khoản là một số biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Đồng thời, căn cứ Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
3. Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 135 của Bộ luật này.
Theo đó, thì các chủ thể sau có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản trong quá trình khởi kiện tại tòa:
Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp trong 1 số trường hợp theo luật định.
Doanh nghiệp bị phong tỏa tài khoản được chấm dứt biện pháp này khi nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 16 Nghị định 44/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp chấp hành xong bản án, quyết định của Tòa án hoặc ngay sau khi cơ quan, tổ chức đã thực hiện xong yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về khấu trừ tiền, xử lý chứng khoán trong tài khoản của doanh nghiệp thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải chấm dứt phong tỏa tài khoản.
Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản phải bằng quyết định của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
- Sau khi ra Quyết định chấm dứt phong tỏa tài khoản, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải gửi tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, công ty chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đang quản lý tài khoản của doanh nghiệp để thi hành Quyết định chấm dứt phong tỏa tài khoản.
- Tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, công ty chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đang quản lý tài khoản của doanh nghiệp thực hiện chấm dứt phong tỏa tài khoản ngay khi nhận được Quyết định chấm dứt phong tỏa tài khoản và thông báo bằng văn bản việc chấm dứt phong tỏa tài khoản cho cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền và doanh nghiệp đang chấp hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt phong tỏa tài khoản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?