Khái niệm cặp phạm trù nội dung và hình thức? Ví dụ về phạm trù nội dung và hình thức? Tài liệu học tập môn Mác-Lênin gồm những gì?

Khái niệm cặp phạm trù nội dung và hình thức? Ví dụ về phạm trù nội dung và hình thức? Tài liệu học tập môn Mác-Lênin gồm những gì?

Khái niệm cặp phạm trù nội dung và hình thức? Ví dụ về phạm trù nội dung và hình thức?

Cặp phạm trù "nội dung và hình thức" là một trong những cặp phạm trù cơ bản của triết học, thường được sử dụng để phân tích các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh. Nội dung đề cập đến tất cả những yếu tố, thành phần, quá trình bên trong tạo nên bản chất và ý nghĩa của sự vật, trong khi hình thức là cách thức mà những yếu tố đó được sắp xếp, tổ chức, thể hiện ra bên ngoài.

(1) Khái niệm cặp phạm trù nội dung và hình thức

- Nội dung chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.

Ví dụ: Nội dung của một tác phẩm nghệ thuật, là toàn bộ các yếu tố, như tư tưởng của tác phẩm, bố cục, hình tượng nghệ thuật, v.v...đã phản ánh, và giải quyết những vấn đề nào đó của cuộc sống hiện thực. Hoặc, nội dung của một cơ thể sống là toàn bộ các yếu tố vật chất, như tế bào, khí quan, quá trình sống v.v...

- Hình thức chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững của nó.

Ví dụ: Hình thức của một tác phẩm nghệ thuật văn chương, được thể hiện thông qua phương thức diễn đạt nội dung của tác phẩm... là cách sắp xếp trình tự các chương, mục, cách diễn đạt, hình dáng, mầu sắc trang trí của tác phẩm.

(2) Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

Triết học duy vật biện chứng cho rằng sự tồn tại, vận động và phát triển ở các sự vật đều bao hàm sự thống nhất, sự tác động qua lại lẫn nhau giữ nội dung và hình thức. Trong mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức, thì nội dung quyết định hình thức, hình thức có tính độc lâïp tương đối, v.v...

+ Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức được thể hiện là, không có hình thức nào lại không chứa đựng nội dung và không có một nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức nhất định. Tuy nhiên, không phải lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau. Bởi vì, không phải một nội dung bao gìơ cũng chỉ được thể hiện ở một hình thức nhất định, nội dung trong điều kiện phát triển khác nhau, lại được thể hiện ở dưới nhiều hình thức khác nhau. Cũng như cùng một hình thức, có thể biểu hiện những nội dung khác nhau....

+ So với hình thức, nội dung luôn giữ vai trò quyết định quá trình phát triển của sự vật, nó là yếu tố động và luôn thay đổi. Còn hình thức, là yếu tố tương đối ổn định của sự vật. Vì vậy, sự biến đổi và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung, còn sự biến đổi của hình thức thì chậm hơn. Nhưng luôn có khuynh hướng phù hợp với nội dung.

+ Hình thức do nội dung quyết định, nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung. Sự tác động trở lại của hình thức với nội dung có thể thúc đẩy sự phát triển hoặc kìm hãm sự phát triển của nội dung.

Theo đó, cặp phạm trù nội dung và hình thức luôn có sự gắn bó, tác động qua lại lẫn nhau, và không thể tồn tại một cách độc lập. Như vậy, cặp phạm trù nội dung và hình thức giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự gắn kết giữa bản chất và cách thể hiện của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.

*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Khái niệm cặp phạm trù nội dung và hình thức? Ví dụ về phạm trù nội dung và hình thức? Tài liệu học tập môn Mác-Lênin gồm những gì? (Hình ảnh Internet)

Ý nghĩa phương pháp luận cặp phạm trù nội dung và hình thức như thế nào?

Cặp phạm trù "nội dung và hình thức" không chỉ có ý nghĩa trong việc phân tích, hiểu rõ sự vật, hiện tượng mà còn mang ý nghĩa phương pháp luận sâu sắc trong các lĩnh vực nghiên cứu và thực tiễn. Việc nắm vững mối quan hệ giữa nội dung và hình thức giúp chúng ta biết cách điều chỉnh, thay đổi hình thức sao cho phù hợp với nội dung và ngược lại, làm cho sự vật, hiện tượng thể hiện được đầy đủ bản chất của mình.

Ý nghĩa: Trong hoạt động thực tiễn cần chống những khuynh hướng tách rời nội dung với hình thức, hoặc tuyệt đối hóa nội dung hay hình thức. Phải thấy được sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức ở trong sự vật. Muốn hình thức thay đổi, trước hết phải chú ý đến sự thay đổi của nội dung. Mặt khác, phải biết sử dụng hình thức phù hợp với nội dung, tác động tích cực đến nội dung, phục vụ cho sự phát triển của nội dung theo yêu cầu của thực tiễn.

*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Tài liệu học tập môn Mác-Lênin gồm những gì?

Căn cứ tại Mục 8 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT quy định về tài liệu học tập của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin như sau:

- Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản.

- Tài liệu tham khảo: Giáo trình các môn học Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2007; các tài liệu phục vụ dạy và học Chương trình Lý luận chính trị do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chỉ đạo, tổ chức biên soạn.

Triết học mác lênin
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nội dung, ý nghĩa quy luật phủ định của phủ định? Ví dụ quy luật phủ định của phủ định? Học môn Mác Lênin bao nhiêu tín chỉ?
Pháp luật
Khái niệm phạm trù cái chung và cái riêng? Ví dụ cái chung, cái riêng? Ý nghĩa phương pháp luận cái chung, cái riêng? Thời lượng môn học Mác Lênin?
Pháp luật
Khái niệm cặp phạm trù nội dung và hình thức? Ví dụ về phạm trù nội dung và hình thức? Tài liệu học tập môn Mác-Lênin gồm những gì?
Pháp luật
Khái niệm cặp phạm trù nguyên nhân kết quả? Ví dụ về phạm trù nguyên nhân kết quả trong triết học? Mục tiêu của môn học Mác Lenin là gì?
Pháp luật
Tóm tắt các giai đoạn phát triển cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học? Công nhận tốt nghiệp cho sinh viên thế nào?
Pháp luật
Thế giới quan là gì? Ví dụ về thế giới quan? Vai trò của thế giới quan và phương pháp luận của triết học?
Pháp luật
Quan điểm toàn diện là gì? Cơ sở lý luận về quan điểm toàn diện? Ví dụ chứng minh quan điểm toàn diện?
Pháp luật
Quan điểm lịch sử cụ thể là gì? Cơ sở lý luận về quan điểm lịch sử cụ thể? Ví dụ chứng minh quan điểm lịch sử cụ thể?
Pháp luật
Vật chất quyết định ý thức là gì? Ví dụ về vật chất quyết định ý thức cụ thế? Ví dụ ý thức tác động trở lại vật chất?
Pháp luật
Phân tích kết cấu của ý thức trong phạm trù triết học chi tiết? Mục tiêu của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Triết học mác lênin
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
5,030 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Triết học mác lênin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Triết học mác lênin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào