Kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 có những nội dung nào về các dự án và nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng?

Tại nội dung của kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, các dự án và nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng bao gồm những nội dung nào? anh Kha (Khánh Hòa)

Nguyên tắc xây dựng dự án của nội dung của kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 được quy định như thế nào?

Ngày 16/06/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Công văn 4430/BTNMT-KHTC năm 2023 hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 03 năm 2024-2026 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành.

Trong đó, có nội dung quy định về tiêu chí, nguyên tắc xây dựng, xác định dự án, nhiệm vụ chuyên môn tại Mục 2 Phần II Công văn 4430/BTNMT-KHTC năm 2023 như sau:

- Dự án, nhiệm vụ phải thể hiện được các nội dung trọng tâm, trọng điểm, giải quyết được các vấn đề môi trường nóng, bức xúc; xác định nội dung thực hiện và sản phẩm cụ thể nhằm phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Việc xây dựng các dự án, nhiệm vụ phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, kế thừa các kết quả đã thực hiện và nguồn nhân lực của các đơn vị.

- Các dự án, nhiệm vụ đề xuất phải phù hợp với các nội dung quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn; các văn bản khác được cấp có thẩm quyền giao; cụ thể hóa đầy đủ các mục tiêu được xác định trong các chiến lược, quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời phải phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

- Dự án, nhiệm vụ đề xuất phù hợp với nội dung chi tại các văn bản hướng dẫn về tài chính.

Kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 có những nội dung nào về các dự án và nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng? (Hình từ Internet)

Tại nội dung của kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, các dự án và nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng bao gồm những nội dung nào?

Các dự án, nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được quy định tại Mục 4 Phần II Công văn 4430/BTNMT-KHTC năm 2023 như sau:

- Đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường trong phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực.

- Xây dựng và duy trì hoạt động của các nội dung theo chức năng quản lý được phân công kết nối với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường quốc gia; hệ thống thông tin cảnh báo môi trường cộng đồng.

- Quan trắc môi trường bảo đảm hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường theo Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Xây dựng và thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường trong lĩnh vực quản lý.

- Thống kê môi trường, xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng báo cáo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu theo khu vực và lĩnh vực.

- Xây dựng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; lồng ghép nội dung, yêu cầu bảo vệ môi trường vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển ngành, lĩnh vực đảm bảo tuân thủ quy định theo Điều 25 Luật bảo vệ môi trường năm 2020.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý.

- Tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường 2020, Luật Đa dạng sinh học 2008.

Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26, thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới, Ngày Đa dạng sinh học quốc tế, Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn.

- Thực hiện các nội dung công việc về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã được ký kết trong các Chương trình phối hợp, Quy chế phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Yêu cầu về các dự án, kế hoạch và dự toán nguồn kinh phí đối với các nội dung của kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 là gì?

Theo quy định tại Mục 5 Phần II Công văn 4430/BTNMT-KHTC năm 2023C, yêu cầu đối với các dự án, kế hoạch và dự toán nguồn kinh phí như sau:

- Kế hoạch và dự toán nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường là một bộ phận và được tổng hợp chung trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2024 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024- 2026 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành.

- Các dự án, nhiệm vụ (bao gồm cả hoạt động quan trắc môi trường, hỗ trợ mua sắm các trang thiết bị thay thế, vật tư hóa chất để đảm bảo duy trì hoạt động quan trắc) phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có thuyết minh đề cương, dự toán chi tiết gửi kèm, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và theo các biểu mẫu hướng dẫn ở các phụ lục kèm theo (báo cáo sử dụng phông chữ Time New Roman, Phụ lục trên Excel).

- Sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường đúng mục đích, chi tiêu đúng chế độ và có hiệu quả; tuân thủ các thủ tục, quy định hiện hành.

- Đối với các dự án xử lý các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008, Quyết định 38/2011/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 58/2008/QĐ-TTgQuyết định 1946/QĐ-TTg năm 2010 đề nghị gửi hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Quyết định và định kỳ báo cáo hàng năm gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường tình hình bố trí kinh phí và kết quả thực hiện dự án được hỗ trợ.

2,048 lượt xem
Dự toán ngân sách nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về yêu cầu xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 như thế nào?
Pháp luật
Tiếp tục tăng tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và LLVT năm 2025 trong trường hợp nào?
Pháp luật
Nghị quyết 159/2024 dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 chưa tăng tiền lương CBCCVC, lương hưu đúng không?
Pháp luật
Thời điểm công khai dự toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Hình thức công khai dự toán ngân sách nhà nước là gì?
Pháp luật
Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
Pháp luật
Dự toán ngân sách của đơn vị dự toán ngân sách các cấp được lập phải thể hiện những yêu cầu gì?
Pháp luật
Tổng hợp 03 mẫu giấy rút dự toán ngân sách nhà nước? Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước vào ngày nào?
Pháp luật
Hướng dẫn xây dựng dự toán thu NSNN năm 2025 chi tiết từ ngày 30/08/2024? Xây dựng dự toán thu nội địa như thế nào?
Pháp luật
Thông tư 49/2024/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2025 và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm 2025 2027 ra sao?
Pháp luật
Việc lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm có dựa vào tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước không?
Pháp luật
Thông tin về dự toán ngân sách nhà nước có bắt buộc phải công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dự toán ngân sách nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dự toán ngân sách nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào