Kế hoạch triển khai thực hiện cải cách tiền lương đặt ra những mục đích, yêu cầu gì? Quy định Bảng lương mới năm 2024?
Mục đích, yêu cầu của kế hoạch triển khai thực hiện cải cách tiền lương là gì?
Theo Mục I Kế hoạch triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 135/QĐ-TTg 2024 đặt ra mục đích yêu cầu như sau:
- Mục đích:
+ Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
+ Xác định các nội dung, nhiệm vụ cụ thể để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là các bộ, ngành, địa phương) và các cơ quan liên quan tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII và nhiệm vụ tại Kết luận số 64-KL/TW 2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII.
+ Bảo đảm việc xây dựng và triển khai đúng tiến độ, chất lượng các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
+ Xác định rõ trách nhiệm và sự phối hợp của các bộ, cơ quan và địa phương trong quá trình triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương
- Yêu cầu
+ Xác định cụ thể các nội dung nhiệm vụ, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, cấp trình, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Nội dung nhiệm vụ gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương, qua đó xác định rõ trách nhiệm, vai trò chủ trì, phối hợp trong việc triển khai thực hiện.
+ Các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả.
Như vậy, Quyết định 135/QĐ-TTg 2024 đã đặt ra những mục đích yêu cầu cụ thể trong việc tiếp tục thực hiện nội dung cải cách tiền lương theo các quyết định đã được ban hành và nổ lực phối hợp, hoàn thành các nhiệm vụ được giao đối với các cơ quan ban ngành được chỉ đạo triển khai, thực hiện.
Kế hoạch triển khai thực hiện cải cách tiền lương đặt ra những mục đích, yêu cầu gì? Quy định Bảng lương mới năm 2024?
Kế hoạch triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương gồm những nội dung gì?
Theo Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 135/QĐ-TTg 2024 nêu rõ các nội dung triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp như sau:
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tạo đồng thuận xã hội, các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị về việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 khóa XII, Kết luận 64-KL/TW 2013 và Nghị quyết 104/2023/QH15; quán triệt thống nhất nhận thức, đồng thuận trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018.
- Báo cáo cấp có thẩm quyền thông qua danh mục vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị từ trung ương đến cấp xã
- Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành Danh mục chức danh, chức vụ tương đương thuộc phạm vi quản lý để làm căn cứ thực hiện chính sách tiền lương mới
+ Xây dựng Danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy trong lực lượng vũ trang.
+ Rà soát sắp xếp các chức danh, chức vụ theo phân cấp quản lý cán bộ bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Danh mục Bộ Chính trị ban hành tại Kết luận 35-KL/TW 2022 của Bộ Chính trị; bảo đảm kế thừa, ổn định trong tổ chức bộ máy; chỉ điều chuyển những vị trí thực sự bất hợp lý hoặc chưa được sắp xếp; một người đảm nhiệm nhiều chức vụ thì lấy chức vụ cao nhất để xác định chức danh tương đương.
- Xây dựng Tờ trình về các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới, tác động khi cải cách tiền lương đến chính sách bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội
- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
+ Xây dựng 3 bảng lương và phụ cấp đối với lực lượng vũ trang.
+ Hoàn thiện quy định về cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập cho phù hợp với chế độ tiền lương mới.
+ Xây dựng Nghị định của Chính phủ về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
+ Xây dựng Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
+ Xây dựng Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, các chuyên ngành Tòa án, Kiểm sát và Kiểm toán.
+ Xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương mới theo thẩm quyền được giao tại Quyết định của Ban Bí thư, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Nghị định của Chính phủ về chế độ tiền lương mới.
- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định chính sách tiền lương mới đối với khu vực doanh nghiệp
+ Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia theo quy định của Bộ luật Lao động.
+ Ban hành Nghị định về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với doanh nghiệp nhà nước.
- Tập huấn, hướng dẫn thực hiện các quy định tại Quyết định của Ban Bí thư, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Nghị định của Chính phủ về chế độ tiền lương mới.
- Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo gắn với cải cách chính sách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW 2017, Nghị quyết 19-NQ/TW 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII.
5 Bảng lương mới theo vị trí việc làm năm 2024 là những bảng lương nào?
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 có nêu rõ 5 bảng lương mới từ ngày 1/7/2024 bao gồm:
- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.
- 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).
- 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp quân đội, chuyên môn kỹ thuật công an.
- 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?