Hướng dẫn xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như thế nào?

Cho tôi hỏi việc xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định ra sao? - Câu hỏi của anh Trung (Nam Định)

Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường khi bao nhiêu tuổi?

Căn cứ theo nội dung tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định như sau:

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Như vậy, người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

Cha mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu như người chưa đủ 15 tuổi gây ra thiệt hại trong trường hợp người này vẫn còn cha, mẹ.

Hướng dẫn cách xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mới nhất ra sao?

Hướng dẫn xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như thế nào? (Hình từ Internet)

Xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dựa trên những nội dung nào?

Căn cứ vào nội dung Điều 2 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn một số quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Theo đó, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 được hướng dẫn xác định như sau:

(1) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

- Có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác;

- Có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần;

+ Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được của chủ thể bị xâm phạm, bao gồm:

++ Tổn thất về tài sản mà không khắc phục được;

++ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại;

++ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm.

+ Thiệt hại về tinh thần là tổn thất tinh thần do bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích nhân thân khác mà chủ thể bị xâm phạm hoặc người thân thích của họ phải chịu và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất đó.

- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

(2) Tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015:

- Chủ sở hữu tài sản phải bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, trừ trường hợp người chiếm hữu tài sản đó phải chịu trách nhiệm bồi thường theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015.

Chủ sở hữu tài sản được xác định tại thời điểm tài sản gây thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trường hợp tài sản đang được giao dịch thì phải xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu để xác định chủ sở hữu tài sản gây thiệt hại.

- Người chiếm hữu mà không phải là chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại nếu đang nắm giữ, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp tài sản như chủ thể có quyền đối với tài sản tại thời điểm gây thiệt hại.

(3) Người gây thiệt hại, chủ sở hữu tài sản, người chiếm hữu tài sản không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác:

- Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép;

- Lỗi hoàn toàn do người bị thiệt hại là toàn bộ thiệt hại xảy ra đều do lỗi của người bị thiệt hại, người gây thiệt hại không có lỗi.

Như vậy, việc xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được thực hiện theo các nội dung trên.

Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thực hiện theo nguyên tắc gì?

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Như vậy, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được thực hiện theo 05 nguyên tắc trên.

Xem chi tiết hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP.

Bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Tải về quy định liên quan đến Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đủ bao nhiêu tuổi thì phải tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do mình gây ra?
Pháp luật
Quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như thế nào? Trường hợp chủ sở hữu súc vật không phải bồi thường thiệt hại?
Pháp luật
Ví dụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về việc bên bị thiệt hại không được bồi thường thiệt hại đối với phần lỗi của mình?
Pháp luật
Để xe ở tầng hầm chung cư nhưng bị mất thì Ban Quản lý tòa nhà có nghĩa vụ phải bồi thường hay không?
Pháp luật
Xe hỏng do ngập hầm chung cư, chủ xe có được bồi thường thiệt hại? Ai phải chịu trách nhiệm bồi thường?
Pháp luật
Tải mẫu đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mới nhất? Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?
Pháp luật
Có được thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại cố định khi giao kết hợp đồng thương mại hay không?
Pháp luật
Người chưa thành niên điều khiển xe mô tô hai bánh gây thiệt hại về sức khỏe cho người bị thiệt hại thì phải bồi thường như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiết bị điện hoạt động quá tải gây cháy nổ không?
Pháp luật
Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
Pháp luật
Tải về 05 mẫu biên bản thỏa thuận thông dụng? Biên bản thỏa thuận là gì? Biên bản thỏa thuận không được vi phạm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bồi thường thiệt hại
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
3,266 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi thường thiệt hại Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bồi thường thiệt hại Xem toàn bộ văn bản về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào