Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, khai thác Phần mềm Quản lý tài sản công của Bộ Tài chính như thế nào?
Tài sản công nào được cập nhật thông tin vào Phần mềm Quản lý tài sản công?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Thông tư 48/2023/TT-BTC quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về việc quản lý, sử dụng, khai thác Phần mềm Quản lý tài sản công (sau đây gọi là Phần mềm).
Tài sản công cập nhật thông tin vào Phần mềm gồm:
a) Tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị).
b) Tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước.
c) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
2. Việc quản lý, sử dụng, khai thác Phần mềm theo quy định tại Thông tư này không áp dụng đối với tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
Theo như quy định trên, tài sản công được cập nhật thông tin vào Phần mềm Quản lý tài sản công bao gồm:
- Tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội
- Tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước.
- Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, khai thác Phần mềm Quản lý tài sản công của Bộ Tài chính như thế nào?
Bộ tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, khai thác Phần mềm Quản lý tài sản công cho những đối tượng nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 48/2023/TT-BTC quy định đối tượng áp dụng của hướng dẫn quản lý, sử dụng, khai thác Phần mềm Quản lý tài sản công bao gồm:
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức (tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội), Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công của Bộ, cơ quan trung ương (sau đây gọi là cơ quan tài chính các Bộ, cơ quan trung ương); Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan trung ương; Sở, ban, ngành và các tổ chức tương đương thuộc tỉnh; Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý công nghệ thông tin hoặc cơ quan có chức năng về quản lý công nghệ thông tin của Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng, khai thác Phần mềm.
Nhiệm vụ của Phần mềm Quản lý tài sản công là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 48/2023/TT-BTC quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
....
3. Phần mềm Quản lý tài sản công là phần mềm do Bộ Tài chính xây dựng nhằm ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tin học hóa quá trình báo cáo kê khai tài sản công gồm: tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là tài sản công).
b) Theo dõi tình hình biến động (tăng, giảm, thay đổi thông tin), tình hình khai thác, xử lý các loại tài sản công phải báo cáo kê khai vào Phần mềm.
c) Kết xuất Báo cáo về tài sản công theo quy định của pháp luật.
d) Tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản công trong phạm vi cả nước, từng Bộ, cơ quan trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, ban quản lý dự án, đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân để hình thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Theo đó, phần mềm Quản lý tài sản công là phần mềm nhằm ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?