Hướng dẫn tổ chức Hội nghị Cán bộ, Công chức, Viên chức và NLĐ tại các cơ sở giáo dục công lập TP HCM năm học 2024 2025?
Hướng dẫn tổ chức Hội nghị Cán bộ, Công chức, Viên chức và NLĐ tại các cơ sở giáo dục công lập TP HCM năm học 2024 2025 thế nào?
>> Xem thêm: Mẫu biên bản Hội nghị cán bộ công chức 2024 mới nhất
>> Xem thêm: Lời dẫn chương trình hội nghị cán bộ công chức 2024 2025
>> Xem thêm: Kế hoạch tổ chức hội nghị cán bộ công chức viên chức năm 2024 các cấp
Ngày 04 tháng 9 năm 2024 Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh và Công đoàn ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Công văn 185/SGDĐT-CĐGD năm 2024 về việc hướng dẫn tổ chức Hội nghị Cán bộ, Công chức, Viên chức và Người lao động tại các cơ sở giáo dục công lập năm học 2024 - 2025.
Cụ thể tại Mục I Công văn 185/SGDĐT-CĐGD năm 2024 nêu rõ những quy định chung khi tổ chức Hội nghị Cán bộ, Công chức, Viên chức và NLĐ tại các cơ sở giáo dục công lập TP HCM năm học 2024 2025 như sau:
(1) Tất cả các cơ quan, trường học và đơn vị (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) trong Ngành đều phải tổ chức Hội nghị Cán bộ, Công chức, Viên chức và Người lao động (sau đây gọi tắt là Hội nghị CB, CC,VC, NLĐ) hàng năm để cán bộ, nhà giáo và người lao động (CB, NG, NLĐ) trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến về quản lý và xây dựng cơ quan, đơn vị thật sự Dân chủ- Kỷ cương- Tình thương- Trách nhiệm.
(2) Hội nghị được tổ chức dân chủ, thiết thực, bảo đảm các nội dung quy định tại Điều 5 của Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ và Nghị định 59/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ.
(3) Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất 2/3 tổng số CB, NG, NLĐ của cơ quan, đơn vị hoặc ít nhất 2/3 tổng số đại biểu được triệu tập có mặt dự hội nghị. Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật.
(4) Hình thức hội nghị
(i) Hội nghị thường kỳ: Tổ chức mỗi năm học/năm một lần
+ Đối với cơ sở giáo dục, hội nghị tổ chức vào đầu năm học mới và kết thúc trước ngày 30 tháng 11).
+ Đối với đơn vị hành chính, hội nghị tổ chức vào cuối năm cũ, đầu năm mới dương lịch nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm công tác tiếp theo do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định sau khi lấy ý kiến của Công đoàn cơ quan, đơn vị. (mới so với NĐ 04.2015).
(ii) Hội nghị Cán bộ, Công chức, Viên chức và Người lao động được tổ chức bất thường khi có đề xuất của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở .
(5) Thành phần tham dự hội nghị
(i) Hội nghị toàn thể:
- Đối với cơ quan, đơn vị có số CB, NG, NLĐ từ 100 người trở xuống;
- Đối với cơ quan, đơn vị có tổng số CB, NG, NLĐ trên 100 người nhưng qua kiến nghị của tập thể và được cấp ủy, lãnh đạo đơn vị thông qua thì vẫn tổ chức hội nghị toàn thể.
(ii) Hội nghị đại biểu:
Đối với cơ quan, đơn vị có số CB, NG, NLĐ trên 100 người; hoặc có từ 100 người trở xuống nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thông qua cấp ủy (nếu có) và thống nhất với công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể CB, NG, NLĐ hoặc đại biểu cho phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị.
(6) Đại biểu đương nhiên và bầu đại biểu tham dự hội nghị đại biểu
Đại biểu đương nhiên là đại diện của cấp tổ chức hội nghị, gồm: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, Bí thư cấp ủy, Chủ tịch công đoàn, Trưởng Ban Thanh tra nhân dân, Chủ tịch Hội cựu chiến binh (nếu có), Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), Trưởng Ban nữ công hoặc cán bộ phụ trách Ban nữ công; Trưởng của các phòng, khoa, tổ chuyên môn.
Việc bầu đại biểu tham dự hội nghị được tiến hành tại hội nghị của các đơn vị tổ, phòng, khoa thuộc cơ quan, đơn vị thông qua hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định theo đa số. Người trúng cử phải được trên 50% tổng số người dự hội nghị bầu và lấy theo nguyên tắc từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số đại biểu được phân bổ. Trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số đại biểu được phân bổ, thì tiếp tục bầu cho đến khi đủ số đại biểu.
Người đứng đầu phối hợp với công đoàn cơ quan, đơn vị thống nhất, quyết định số lượng đại biểu tham dự hội nghị bảo đảm số lượng tối thiểu như sau:
(i) Cơ quan, đơn vị có tổng số CB, NG, NLĐ có từ 100 người trở xuống nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc ( Có văn bản đề nghị và được Ngành đồng ý) : Bầu ít nhất 1/3 số CB, NG, NLĐ của cơ quan, đơn vị là đại biểu tham dự hội nghị.
(ii) Cơ quan, đơn vị có tổng số CB, NG, NLĐ trên 100 người nhưng không thuộc diện nêu ở mục (i) : Ngoài số đại biểu đương nhiên, tối thiểu phải bầu 1/3 số CB, NG, NLĐ của cơ quan, đơn vị là đại biểu tham dự hội nghị.
Hướng dẫn tổ chức Hội nghị Cán bộ, Công chức, Viên chức và NLĐ tại các cơ sở giáo dục công lập TP HCM năm học 2024 2025? (Hình từ Internet)
Họp trù bị trong nội dung và các bước tiến hành của công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Công văn 185/SGDĐT-CĐGD năm 2024 nêu rõ họp trù bị trong nội dung và các bước tiến hành của công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị như sau:
Công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị
Hội nghị Cán bộ, Công chức, Viên chức và Người lao động do người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì và phối hợp với Công đoàn cơ quan, đơn vị tổ chức.
Họp trù bị
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị triệu tập họp trù bị để thống nhất chủ trương, thông qua:
- Kế hoạch, mục tiêu, nội dung của hội nghị; dự kiến thời gian tổ chức hội nghị; - Dự kiến số lượng đại biểu triệu tập và phân bổ cho từng đơn vị bảo đảm cơ cấu, thành phần công bằng, hợp lý nếu là hội nghị triệu tập đại biểu.
Thành phần dự họp là đại diện của cấp tổ chức hội nghị, gồm: Người đứng đầu, Bí thư cấp ủy, Chủ tịch công đoàn, thủ trưởng của các đơn vị Tổ, Phòng, Khoa có liên quan.
(i) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chuẩn bị các văn bản, báo cáo sau:
- Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trong năm học/năm qua, cần bám sát nghị quyết đã để ra để đánh giá đúng thành tích đạt được, những mặt tồn tại yếu kém cần khắc phục, chỉ ra được những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trách nhiệm thuộc về tập thể, cá nhân nào.
- Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị năm học/năm qua và những quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.
- Báo cáo đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch công tác năm học/năm.
Ghi chú: Báo cáo này phải là Bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm sau:
- Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ thực hiện trong năm học/năm mới, cần nêu chỉ tiêu, biện pháp cụ thể; tập trung các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cải tiến lề lối làm việc, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho CB, NG, NLĐ; phát huy dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.
- Phổ biến các văn bản, quy định mới, có hiệu lực áp dụng từ năm học 2024 - 2025 (nếu có).
(ii) Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị chuẩn bị văn bản, báo cáo
Báo cáo tổng kết phong trào thi đua; nội dung xét khen thưởng và dự kiến nội dung phát động phong trào thi đua trong năm học/năm mới; dự thảo bản giao ước thi đua.
Hướng dẫn cách tiến hành hội nghị từ các đơn vị tổ, phòng, khoa trực thuộc tiến tới hội nghị CB, CC, VC và NLĐ cơ quan, đơn vị.
Chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân (sau đây gọi tắt là Ban TTND) chuẩn bị báo cáo tổng kết năm học/năm qua (hoặc nhiệm kỳ qua, nếu hết nhiệm kỳ) và chương trình công tác, hoạt động của Ban TTND năm học/năm mới (hoặc nhiệm kỳ mới); đồng thời dự kiến nhân sự bầu hoặc bổ sung vào Ban TTND (nếu khuyết hoặc hết nhiệm kỳ).
Dự kiến đề xuất với người đứng đầu khen thưởng cá nhân, tập thể của cơ quan, đơn vị có thành tích trong công tác và biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của CB, NG, NLĐ trong cơ quan, đơn vị.
(iii) Ngoài các văn bản, báo cáo nêu tại (i) và (ii) người đứng đầu thống nhất với công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định các nội dung, hình thức công khai tại hội nghị (căn cứ theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022).
Tiến hành hội nghị cấp tổ thuộc cơ quan, đơn vị thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục II Công văn 185/SGDĐT-CĐGD năm 2024 nêu rõ việc tiến hành hội nghị cấp tổ thuộc cơ quan, đơn vị như sau:
Người đứng đầu các đơn vị tổ, phòng, khoa thuộc cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với công đoàn cùng cấp tổ chức hội nghị cấp tổ tại đơn vị tổ, phòng, khoa mình để tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học/năm qua, phương hướng nhiệm vụ năm học/năm mới;
Việc triển khai những quy định về thực hiện dân chủ tại đơn vị; thảo luận, cho ý kiến đối với các văn bản Dự thảo lần thứ hai được gửi xin ý kiến; bầu đại biểu dự hội nghị của cơ quan, đơn vị (nếu tổ chức hội nghị đại biểu); bình xét khen thưởng; kiến nghị, đề xuất.
Chủ tọa hội nghị cấp tổ gồm người đứng đầu tổ, phòng, khoa và Tổ trưởng công đoàn/Chủ tịch công đoàn bộ phận. Chủ tọa cử thư ký ghi biên bản hội nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?