Hướng dẫn thực hiện chương trình năm học 2024 2025 TP HCM cấp tiểu học chi tiết của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM?

Hướng dẫn thực hiện chương trình năm học 2024 2025 TP HCM cấp tiểu học chi tiết của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM?

Hướng dẫn thực hiện chương trình năm học 2024 2025 TP HCM cấp tiểu học chi tiết của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM?

Căn cứ theo Mục 2 Công văn 5432/SGDĐT-GDTH năm 2024 hướng dẫn thực hiện Chương trình năm học 2024 2025 TP HCM cấp tiểu học chi tiết của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM như sau:

Thực hiện theo Quyết định 3089/QĐ-UBND năm 2024 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tại Thành phố Hồ Chí Minh;

- Ngày tựu trường: 26/8/2024 (Đối với lớp 1 là 19/8/2024);

- Ngày khai giảng năm học: 05/9/2024;

- Từ ngày tựu trường cho đến ngày khai giảng, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động đầu năm học, nắm tình hình học sinh đầu năm, hướng dẫn cha mẹ học sinh các thông tin cần thiết tại mục 1 nêu trên.

- Thực hiện chương trình tuần 1 bắt đầu từ ngày 09/9/2024 đến ngày 13/9/2024; Sau đó lần lượt thực hiện các tuần theo quy định. Bắt đầu học kì 2 từ tuần 19 (ngày 13/01/2025). Các đơn vị chủ động sắp xếp chương trình, kế hoạch dạy học và thời khoá biểu đảm bảo cho chương trình tích hợp được thực hiện vào tuần 1 và các tuần kế tiếp theo kế hoạch thời gian năm học của nhà trường.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động về giáo dục STEM theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Công văn 1910/SGDĐT-GDTH năm 2023 về hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục STEM trong các cơ sở giáo dục Tiểu học theo Công văn 909/BGDĐT-GDTH. Tổ chức cho giáo viên dạy nội dung Bài học STEM đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng tài liệu tập huấn; sử dụng tài liệu, học liệu, xuất bản phẩm đã được thẩm định/phê duyệt/đánh giá.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện giáo dục kĩ năng Công dân số theo Công văn 3899/QĐ-BGDĐT năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kĩ năng Công dân số cấp tiểu học. Trang bị kỹ năng công dân số giúp học sinh có kỹ năng và năng lực học tập, sống và làm việc an toàn, hiệu quả trong môi trường số ngày càng phát triển trên cơ sở Khung năng lực số dành cho học sinh phổ thông; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, trình độ phát triển nhận thức của học sinh tiểu học và điều kiện của nhà trường; bảo đảm mục tiêu, yêu cầu cần đạt của các môn học/hoạt động giáo dục có liên quan; thúc đẩy tổ chức dạy học tích hợp, giáo dục STEM; không gây áp lực, quá tải cho học sinh và giáo viên.

Xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường và xây dựng Chương trình Nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh như dạy tiếng Anh tăng cường, dạy tiếng Anh qua Toán và Khoa học, tổ chức giáo dục kĩ năng sống, giáo dục STEM, giáo dục kĩ năng công dân số, hoạt động các câu lạc bộ, linh hoạt trong công tác xếp thời khoá biểu đáp ứng nguyện vọng học tập và rèn luyện của học sinh sau khi thỏa thuận với cha mẹ học sinh… Hiệu trưởng chịu trách nhiệm và tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ năng lực; thời hạn giấy phép hoạt động; tính hợp pháp của chương trình đã được thẩm định/phê duyệt/đánh giá (kĩ năng sống, STEM, kĩ năng công dân số, dạy học ngoại ngữ, tin học…); nhân sự (giáo viên/báo cáo viên/huấn luyện viên/cộng tác viên) có tên trong danh sách được phê duyệt xin cấp phép; cơ sở vật chất… của các đơn vị liên kết; Chương trình nhà trường phải được Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt trước khi tổ chức các hoạt động giáo dục trong các trường tiểu học theo Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá và Nghị định 24/2021/NĐ-CP ngày 23/3/2021 quy định việc quản lí trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục; công khai chất lượng giáo dục đến từng cha mẹ học sinh, tiếp tục đẩy mạnh thưc hiện mô hình Lớp học mở, mời cha mẹ học sinh đến lớp cùng tham gia các hoạt động học tập, vui chơi và sinh hoạt của học sinh tại lớp, tham dự các chuyên đề, các câu lạc bộ, hoạt động giáo dục của nhà trường.

Rà soát cơ sở vật chất, đội ngũ để đảm bảo các điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, bảo đảm tất cả học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 được học Ngoại ngữ 1, Tin học ít nhất phải thực hiện được nội dung theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Đảm bảo 100% các trường đủ máy tính cho học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 và các khối lớp khác thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thực hiện rà soát, đảm bảo 100% học sinh lớp 1 được cấp Mã định danh cá nhân và cập nhật đầy đủ Mã số định danh, thông tin của học sinh toàn trường, hoàn tất cập nhật Học bạ số lớp 1. Cơ sở giáo dục sử dụng phần mềm quản lý giáo dục từ trục cơ sở dữ liệu chung của ngành https://csdl.moet.gov.vn để quản lý hồ sơ học sinh, hồ sơ giáo viên, xác thực định danh công dân điện tử của cơ sở dữ liệu dân cư; sử dụng phần mềm quản lí nhà trường có chức năng quản lý Học bạ số.

Việc thực hiện chương trình năm học 2024 2025 TP HCM cấp tiểu học chi tiết của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM như trên.

Hướng dẫn thực hiện hương trình năm học 2024 2025 TP HCM cấp tiểu học chi tiết của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM?

Hướng dẫn thực hiện chương trình năm học 2024 2025 TP HCM cấp tiểu học chi tiết của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM? (Hình từ Internet)

Xét hoàn thành chương trình tiểu học đối với học sinh tiểu học khi nào?

Căn cứ theo Điều 11 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT như sau:

Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học
1. Xét hoàn thành chương trình lớp học:
a) Học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học là những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục ở một trong ba mức: Hoàn thành xuất sắc, Hoàn thành tốt, Hoàn thành.
b) Đối với học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, giáo viên lập kế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học.
c) Đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình lớp học, tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực, giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng để tổ chức kiểm tra, đánh giá và xem xét, quyết định việc được lên lớp hoặc chưa được lên lớp.
2. Xét hoàn thành chương trình tiểu học:
Học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 được xác nhận và ghi vào Học bạ: Hoàn thành chương trình tiểu học.

Như vậy, học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 được xác nhận và ghi vào Học bạ: Hoàn thành chương trình tiểu học.

Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 thế nào?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:

- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.

- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.

- Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.

- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.

- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.

- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.

- Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương trình giáo dục
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu báo cáo công tác chuẩn bị cho năm học mới 2024 2025 file word trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT và cách viết?
Pháp luật
Hướng dẫn thực hiện chương trình năm học 2024 2025 TP HCM cấp tiểu học chi tiết của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM?
Pháp luật
Chuyên viên về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên về quản lý chương trình giáo dục phải có kinh nghiệm và trình độ như thế nào?
Pháp luật
Các thành phần biệt lập là gì? Các thành phần biệt lập gồm những gì? Ví dụ của các thành phần biệt lập?
Pháp luật
Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải thực hiện những công việc, nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Access là gì? Các đối tượng cơ bản trong Access ra sao? Access có những khả năng như thế nào?
Pháp luật
Liên thông trong giáo dục là gì? Việc liên thông trong giáo dục phải đáp ứng các điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Các quy định về lớp học, tổ chức lớp học, khối lớp học, điểm trường ở trường tiểu học được quy định ra sao? Chương trình giáo dục và kế hoạch giáo dục của trường tiểu học như thế nào?
Pháp luật
Định mức tiết học của học sinh trung học cơ sở năm học 2023 - 2024 theo chương trình giáo dục mới?
Pháp luật
Đề kiểm tra môn Ngữ văn có bắt buộc kết hợp hình thức trắc nghiệm với tự luận từ năm học 2022-2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
74 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Danh sách các văn bản hướng dẫn liên quan đến chính sách giáo dục mới nhất hiện nay
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào