Hướng dẫn thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế từ ngày 01/07/2024 theo Nghị định mới nhất?
Hướng dẫn thanh toán ngoại tệ và thanh toán quốc tế từ ngày 01/07/2024 theo Nghị định mới nhất?
Tại Điều 5 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế như sau:
- Thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế phải tuân theo các quy định của Nghị định 52/2024/NĐ-CP, pháp luật về quản lý ngoại hối, bảo vệ dữ liệu người dùng, an ninh mạng, quản lý thuế, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về thanh toán mà Việt Nam tham gia. Việc áp dụng tập quán thương mại thực hiện theo Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế sau khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định 52/2024/NĐ-CP.
- Tổ chức nước ngoài cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng là người không cư trú và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam để thực hiện giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam phải thực hiện thông qua ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tham gia hệ thống thanh toán quốc tế của tổ chức nước ngoài đó.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính được kết nối với hệ thống thanh toán quốc tế để thực hiện dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế sau khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 22 Nghị định 52/2024/NĐ-CP.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (trừ tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính) được cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài; việc thực hiện thanh toán, quyết toán cho các giao dịch thanh toán quốc tế đó phải được thực hiện thông qua ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoạt động ngoại hối trên thị trường quốc tế.
- Các bên liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời và đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hướng dẫn thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế từ ngày 01/07/2024 theo Nghị định mới nhất?
Điều kiện ngân hàng thương mại tham gia hệ thống thanh toán quốc tế từ ngày 01/07/2024 là gì?
Tại Điều 21 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện tham gia hệ thông thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại như sau:
Điều kiện tham gia hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Đã được phép thực hiện hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước và quốc tế.
2. Có chính sách và quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt đáp ứng yêu cầu của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt khi tham gia hệ thống thanh toán quốc tế.
3. Có hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu về quản trị điều hành, an toàn, bảo mật theo quy định pháp luật của Việt Nam; có quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn kết nối các hệ thống thanh toán quốc tế.
4. Tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quốc tế được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài.
Theo đó, ngân hàng thương mại tham gia hệ thống thanh toán quốc cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 21 Nghị định 52/2024/NĐ-CP.
Các hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại được quy định như thế nào từ ngày 01/07/2024?
Tại Điều 107 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về hoạt động của ngân hàng thương mại như sau:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi.
- Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
+ Cho vay
+ Chiết khấu, tái chiết khấu
+ Bảo lãnh ngân hàng
+ Phát hành thẻ tín dụng
+ Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế
+ Thư tín dụng
+ Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
- Cung ứng các phương tiện thanh toán.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản sau đây:
+ Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ
+ Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Nghị định 52/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?