Hướng dẫn giải quyết chế độ ốm đau, thai sản đối với các đơn vị chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội như thế nào?
Hướng dẫn giải quyết chế độ ốm đau, thai sản đối với các đơn vị chưa đóng đủ BHXH như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục III Công văn 1880/BHXH-CSXH năm 2023 có hướng dẫn như sau:
Về chế độ ốm đau, thai sản
a) Cơ quan BHXH giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe đối với người lao động căn cứ thời gian thực đóng BHXH đã được xác nhận.
b) Đối với trường hợp sinh con, nhận nuôi con nuôi, mang thai hộ: Người lao động có thời gian đóng BHXH vào quỹ ốm đau, thai sản (không bao gồm thời gian chưa đóng tiền BHXH) mà đủ 6 tháng trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật BHXH năm 2014, khoản 2 Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, khoản 5 Điều 1 Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07/7/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc 3 tháng trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014, nếu đảm bảo căn cứ để xác định người lao động chưa hưởng chế độ thì cơ quan BHXH giải quyết trợ cấp thai sản theo quy định tại thời điểm người lao động sinh con, nhận nuôi con nuôi, nhận con.
c) Khi khoản tiền BHXH chưa đóng được đóng bù bởi đơn vị hoặc nguồn tài chính khác và làm thay đổi mức trợ cấp thì điều chỉnh lại mức hưởng theo quy định của chính sách (tại thời điểm người lao động đủ điều kiện hưởng) để chi trả bổ sung.
Theo như hướng dẫn trên thì cơ quan BHXH sẽ giải quyết chế độ ốm đau, thai sản của người lao động đối với các đơn vị chưa đóng đủ BHXH như sau:
- Cơ quan BHXH sẽ giải quyết dựa vào thời gian thực đóng BHXH của người lao động đã được xác nhận.
- Đối với trường hợp sinh con, nhận nuôi con nuôi, mang thai hộ
+ Người lao động có thời gian đóng BHXH vào quỹ ốm đau, thai sản (không bao gồm thời gian chưa đóng tiền BHXH) mà đủ 6 tháng trở lên tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH
+ Hoặc người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, nếu đảm bảo căn cứ để xác định người lao động chưa hưởng chế độ thì cơ quan BHXH giải quyết trợ cấp thai sản theo quy định tại thời điểm người lao động sinh con, nhận nuôi con nuôi, nhận con.
Lưu ý: khi khoản tiền BHXH chưa đóng được đóng bù bởi đơn vị hoặc nguồn tài chính khác và làm thay đổi mức trợ cấp thì điều chỉnh lại mức hưởng theo quy định của chính sách để chi trả bổ sung.
Hướng dẫn giải quyết chế độ ốm đau, thai sản đối với các đơn vị chưa đóng đủ BHXH như thế nào?
Hồ sơ, thủ tục thực hiện giải quyết chế độ ốm đau, thai sản đối với các đơn vị chưa đóng đủ BHXH ra sao?
Căn cứ theo hướng dẫn tại tiểu mục 4 Mục III Công văn 1880/BHXH-CSXH năm 2023 có hướng dẫn như sau:
Hồ sơ, thủ tục thực hiện
4.1. Chế độ ốm đau; chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, khoản 2 Điều 34, Điều 37 Luật BHXH năm 2014; trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe: Thực hiện theo quy định của Luật BHXH năm 2014 trong đó Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do Liên đoàn Lao động tỉnh lập theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 1188/LĐTBXH-BHXH ngày 12/4/2016 gửi kèm theo (không bao gồm trường hợp đơn vị đang làm thủ tục phá sản).
4.2. Chế độ thai sản đối với trường hợp lao động nữ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi, người mẹ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; lao động nam, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp thai sản một lần: Thực hiện như đối với người thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, nhận con.
4.3. Chế độ hưu trí, tử tuất: Thực hiện như đối với người bảo lưu thời gian tham gia BHXH.
4.4. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ BHXH đối với trường hợp không có người đại diện theo pháp luật
Việc xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động làm cơ sở xem xét, giải quyết chế độ BHXH đối với người lao động đối với trường hợp không có người đại diện theo pháp luật: BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với cơ quan chức năng ở địa phương để xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 7 Điều 34 và khoản 2 Điều 45 Bộ luật Lao động (được tính từ ngày cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật).
Theo đó, hồ sơ, thủ tục thực hiện giải quyết chế độ ốm đau, thai sản đối với các đơn vị chưa đóng đủ BHXH như sau:
- Chế độ ốm đau; chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, khoản 2 Điều 34, Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- Trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe: Thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 trong đó Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do Liên đoàn Lao động tỉnh lập theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn 1188/LĐTBXH-BHXH năm 2016
- Chế độ thai sản đối với trường hợp lao động nữ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi, người mẹ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; lao động nam, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp thai sản một lần: Thực hiện như đối với người thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, nhận con.
Xác nhận thời gian tham gia trên sổ BHXH của người lao động tại đơn vị chưa đóng đủ BHXH ra sao?
Căn cứ theo Mục 2 Công văn 1880/BHXH-CSXH năm 2023 quy định như sau:
II. Xác nhận thời gian tham gia BHXH trên sổ BHXH và thu BHXH đối với người lao động
1. Đối tượng: Người lao động tại các đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ BHXH nêu tại mục I Công văn này.
2. Xác nhận thời gian tham gia trên sổ BHXH đối với người lao động để làm căn cứ giải quyết chế độ BHXH:
Thực hiện theo điểm 3.2 khoản 3 Điều 46 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam được sửa đổi, bổ sung tại khoản 72 Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 của BHXH Việt Nam: Xác nhận sổ BHXH cho người lao động đến thời điểm đã đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN).
Theo đó, người lao động tại đơn vị chưa đóng đủ BHXH sẽ được xác nhận thời gian tham gia trên sổ BHXH đến thời điểm đóng BHXH.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?