Hướng dẫn chăm sóc y tế đối với bà mẹ trong thời kỳ hậu sản mắc COVID-19 theo quy định mới nhất?
Những trường hợp nào mắc COVID-19 được chăm sóc sức khỏe tại nhà?
Hiện nay, có rất nhiều người đã vô tình mắc COVID-19. Mọi người vẫn thường thắc mắc rồi bảo nhau rằng F0 bây giờ không còn được như F0 ngày xưa, rồi lại thắc mắc xem mình mắc COVID-19 thì có được tự chăm sóc tại nhà không. Để giải đáp cho những câu hỏi trên, tại TMục 2 Quyết định 604/QĐ-BYT ngày 14 tháng 3 năm 2022 hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 quy định về tiêu chí lâm sàng đối với người mắc COVID-19 tại nhà cụ thể như sau:
Đối với tiêu chí lâm sàng
Tại Tiểu mục 2.1 Mục 2 Quyết định 604/QĐ-BYT ngày 14 tháng 3 năm 2022 hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 quy định về tiêu chí lâm sàng đối với người mắc COVID-19 tại nhà cụ thể như sau:
- Là người mắc COVID-19 được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do bản thân hoặc người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện:
+ Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, tiêu chảy, chảy mũi, mất khứu giác, mất vị giác; nhịp thở bình thường theo tuổi, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, không có dấu hiệu khó thở, không suy hô hấp;
+ Không mắc bệnh nền, hoặc mắc bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.
- Là người bệnh COVID-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi COVID-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc.
Đối với tiêu chí về chăm sóc và theo dõi sức khỏe
Đối với Tiểu mục 2.2 Mục 2 Quyết định 604/QĐ-BYT ngày 14 tháng 3 năm 2022 hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 quy định về tiêu chí chăm sóc và theo dõi sức khỏe đối với người mắc COVID-19 là:
- Người mắc COVID-19 có thể tự chăm sóc bản thân (như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh…) và theo dõi tình trạng sức khỏe;
- Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế và sẵn có các phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính…để được nhân viên y tế hướng dẫn và xử trí khi có tình trạng cấp cứu;
- Trường hợp người mắc COVID-19 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng các tiêu chí của hai mục bên trên.
Bà mẹ thời kỳ hậu sản mắc COVID-19
Các loại thuốc và vật dụng cần chuẩn bị tại nhà khi mắc COVID-19
Mục 4 Quyết định 604/QĐ-BYT ngày 14 tháng 3 năm 2022 hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 quy định về những vật dụng cần chuẩn bị đối với người mắc COVID-19 tại nhà cụ thể là:
Các vật dụng cần thiết tại nhà
- Nhiệt kế;
- Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có);
- Khẩu trang y tế;
- Phương tiện vệ sinh tay;
- Vật dụng cá nhân cần thiết;
- Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.
- Phương tiện liên lạc: Điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế (trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác sỹ, tổ tư vấn cộng đồng, tổ phản ứng nhanh, bệnh viện…)
Thuốc điều trị tại nhà
- Thuốc hạ sốt: paracetamol cho người lớn: viên 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày. Paracetamol cho trẻ em (tùy theo cân nặng và độ tuổi): gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, 325mg, 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày.
- Dung dịch cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.
- Thuốc giảm ho (tùy theo triệu chứng): Thuốc từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin…., số lượng đủ dùng trong khoảng 5-7 ngày. Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo, thận trong khi sử dụng thuốc.
- Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.
- Thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc được kê đơn đang sử dụng cho người bệnh (nếu cần, đủ sử dụng trong 01- 02 tuần).
Hướng dẫn chăm sóc y tế đối với bà mẹ trong thời kỳ hậu sản mắc COVID-19
Đối với bà mẹ trong thời kỳ hậu sản mắc COVID-19, cách chăm sóc những bà mẹ như trên được quy định tại Tiểu mục 2 Mục 3 Quyết định 775/QĐ-BYT ban hành hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 quy định hướng dẫn theo dõi, chăm sóc sức khỏe tại nhà đối với phụ nữ mang thai, ba mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 cụ thể như sau:
- Đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng, buổi chiều và khi có dấu hiệu bất thường. Đếm nhịp thở, đếm mạch, SpO2 và huyết áp (nếu có thể) hàng ngày;
- Theo dõi sản dịch, co hồi tử cung và phát hiện các dấu hiệu bất thường về sản khoa.
- Thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc đến khám tại cơ sở y tế khi có một trong các dấu hiệu bất thường như đã nêu tại Mục 5.1.3 của “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19” hoặc có một trong bất cứ dấu hiệu bất thường nào về sản khoa dưới đây:
+ Ra máu tăng dần hoặc có máu cục;
+ Sản dịch có mùi hôi;
+ Đau bụng dữ dội hoặc đau âm ỉ, tăng dần;
+ Vết khâu tầng sinh môn (đối với sinh thường) hoặc sẹo mổ đẻ có khối bất thường, tăng kích thước hoặc chảy mủ;
+ Sốt >38°C, không giảm sau khi dùng thuốc hạ sốt, hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ;
+ Phù mặt, chân, tay hoặc nhìn mờ, đau đầu nhiều;
+ Co giật;
+ Vú: sưng, nóng, đỏ đau hoặc chảy mủ;
+ Hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác.
Trên đây là hướng dẫn theo dõi, chăm sóc sức khỏe tại nhà đối với bà mẹ trong thời kỳ sản hậu và một số thông tin khác liên quan tới COVID-19 mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?