Hướng dẫn các kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em? Hành vi xâm hại trẻ em bao gồm những hành vi nào?

Hướng dẫn các kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em? Hành vi xâm hại trẻ em bao gồm những hành vi nào? chị P.T - Lâm Đồng

Hướng dẫn các kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em? Hành vi xâm hại trẻ em bao gồm những hành vi nào?

Trẻ em là những đối tượng dễ bị xâm hại nhất vì vậy cách tốt nhất để phòng chống xâm hại, bạo hành cho trẻ em chính là trang bị cho các con kỹ năng tự bảo vệ bản thân để trẻ không trở thành nạn nhân.

(1) Dạy trẻ về các bộ phận trên cơ thể

Cha mẹ cần hướng dẫn cho con biết về cơ thể của mình, đặc biệt là vùng kín của trẻ. Bố mẹ nên bắt đầu việc này càng sớm càng tốt, khi trẻ được 3 tuổi cho tới khi trẻ lớn hơn. Với trẻ con nhỏ, bố mẹ dạy con nhớ tên các bộ phận trên cơ thể. Khi trẻ lớn hơn, bố mẹ hướng dẫn trẻ bảo vệ khu vực này cũng như cách vệ sinh cá nhân. Dặn trẻ rằng không ai được phép nhìn hay sờ chạm vào những bộ phận này, ngoại trừ bố mẹ khi tắm cho trẻ và bác sĩ khi khám bệnh với sự có mặt của bố mẹ.

(2) Dạy trẻ về ranh giới cá nhân

Hãy dạy cho trẻ biết về ranh giới cá nhân và vùng nhạy cảm trên cơ thể. Và điều quan trọng nhất chính là: không ai được phép chụp ảnh, quay phim hay đụng chạm vào bộ phận sinh dục của trẻ, ngược lại, con cũng không được phép làm điều tương tự như thế với người khác.

(3) Thường xuyên lắng nghe con tâm sự

Cha mẹ hãy thường xuyên hỏi con về các hoạt động hàng ngày. Sự giao tiếp thường xuyên với cha mẹ sẽ khiến trẻ tin tưởng và sẵn lòng nói ra những vấn đề mình gặp phải trong cuộc sống. Nhiều trẻ bị xâm hại hoặc bạo hành không dám nói ra vì sợ bố mẹ trách mắng hoặc nghĩ trẻ không ngoan nên mới bị kẻ xấu làm hại. Trong tất cả mọi trường hợp, nếu trẻ em bị xâm hại thì đó không phải là lỗi của trẻ. Cha mẹ hãy khẳng định với trẻ rằng, khi con kể cho cha mẹ nghe về những chuyện liên quan đến việc con bị đụng chạm vào những bộ phận riêng tư, con sẽ không bao giờ bị trách mách hay trừng phạt.

(4) Dạy trẻ đề cao cảnh giác, ngay cả với những người thân

Kẻ xấu không có khuôn mẫu nhất định, và bất cứ ai cũng có có thể là kẻ xấu, kể cả người thân. Do đó, trẻ cần cảnh giác với những người có hành vi không đứng đắn và không tôn trọng con. Khi thấy họ có biểu hiện bất thường, trẻ cần lên tiếng phản đối và rời khỏi đó ngay lập tức; đồng thời nói với cha mẹ hoặc người mà con tin tưởng nhất.

(5) Trẻ nên làm gì khi gặp phải tình huống nguy hiểm?

Sở dĩ trẻ em là đối tượng bị bạo hành và xâm hại là do các em ở vị thế thấp hơn, không có khả năng chống cự và tự bảo vệ bản thân; do đó, cha mẹ cần trang bị cho trẻ những kỹ năng tối thiếu để thoát khỏi tình huống nguy hiểm. Ví dụ, trẻ không nên ở một mình với người lạ, khi bị ai đó đụng chạm vào các bộ phận nhạy cảm, trẻ nên phản đối và rời khỏi đó ngay lập tức. Nếu bị kẻ xấu giữ lại, trẻ cần phát tín hiệu cầu cứu người khác như hét to, kêu cứu hoặc ra ám hiệu kêu cứu, gọi điện thoại cho bố mẹ hoặc công an hay Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111…

Nguồn: Trung tâm y tế quận Gò Vấp

Định nghĩa về hành vi xâm hại trẻ em hiện nay được quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 như sau:

Hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.

Hướng dẫn các kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em? Hành vi xâm hại trẻ em bao gồm những hành vi nào?

Hướng dẫn các kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em? Hành vi xâm hại trẻ em bao gồm những hành vi nào?

Kế hoạch hành động quốc gia phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 - 2025 có bao nhiêu giải pháp?

Tại Mục III Điều 1 Quyết định 1863/QĐ-TTg năm 2019 đề ra giải pháp thực hiện kế hoạch hành động quốc gia phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 - 2025 gồm 5 giải pháp sau:

(1) Tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương về công tác bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em; đẩy mạnh công tác hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em là nạn nhân bạo lực, xâm hại tình dục.

(2) Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, chính sách về bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo, lực xâm hại tình dục trẻ em; ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cùng cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

(3) Phát triển dịch vụ bảo vệ trẻ em trên các lĩnh vực phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục và tư pháp; chú trọng cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại gia đình, cơ sở giáo dục và cơ sở y tế.

(4) Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành về bảo vệ trẻ em các cấp; ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111); duy trì việc thực hiện hiệu quả cơ chế thông tin, báo cáo ở tất cả các cấp về công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

(5) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.

Mục tiêu kế hoạch hành động quốc gia phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 - 2025 là gì?

Tại Mục I Điều 1 Quyết định 1863/QĐ-TTg năm 2019 đề ra mục tiêu kế hoạch hành động quốc gia phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 - 2025:

- Phấn đấu 100% gia đình có trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em bằng các hình thức khác nhau; 100% học sinh được hướng dẫn, giáo dục kiến thức, kỹ năng sống và kỹ năng tự bảo vệ trước các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục với nội dung phù hợp với lứa tuổi.

- Phấn đấu 100% cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, cộng tác viên, tình nguyện viên được nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em; dịch vụ bảo vệ trẻ em, đặc biệt là dịch vụ bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp được củng cố và phát triển ở tất cả các tỉnh, thành phố.

- Phấn đấu 100% cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức, năng lực, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm về phòng ngừa bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em đến toàn thể cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục và người học; thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp kịp thời khi phát hiện người học bị bạo lực học đường, bị xâm hại tình dục.

- 100% cơ sở y tế cấp xã, cấp huyện được tăng cường năng lực y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.

-. 100% cán bộ công an làm công tác điều tra các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em được nâng cao năng lực thực hiện hoạt động điều tra thân thiện với trẻ em; 40% các tỉnh, thành phố thành lập Phòng điều tra thân thiện với trẻ em.

Phòng chống xâm hại trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn các kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em? Hành vi xâm hại trẻ em bao gồm những hành vi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống xâm hại trẻ em
1,806 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống xâm hại trẻ em

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống xâm hại trẻ em

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào