Hợp đồng bán hàng tận cửa bắt buộc phải được lập thành văn bản và cung cấp cho người tiêu dùng một bản đúng không?
Đề xuất quy định về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng như thế nào?
Theo đề xuất tại Điều 22 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) quy định về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng như sau:
- Hình thức hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật khác có liên quan.
- Ngôn ngữ, hình thức của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp bằng văn bản phải được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu.
Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn (nếu có). Trong trường hợp có sự khác biệt giữa bản tiếng Việt và tiếng nước ngoài, bản có lợi hơn cho người tiêu dùng được ưu tiên áp dụng.
- Hợp đồng theo mẫu phải có các nội dung cơ bản sau:
+ Thông tin của các bên trong hợp đồng bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ của các bên;
+ Thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được cung cấp theo hợp đồng;
+ Số lượng, chất lượng, giá đầy đủ của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được cung cấp (bao gồm các thành phần cấu thành nên giá cuối cùng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nếu pháp luật chuyên ngành có quy định phải công khai cấu thành giá của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ);
+ Phương thức, thời hạn thanh toán;
+ Thời gian, địa điểm, phương thức cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
+ Quyền và trách nhiệm của các bên, bảo đảm tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
+ Trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng;
+ Các trường hợp chấm dứt hợp đồng và trách nhiệm phát sinh kèm theo;
+ Trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;
+ Phương thức giải quyết tranh chấp;
+ Thời điểm giao kết hợp đồng, thời hạn của hợp đồng;
+ Các nội dung khác phải có trong hợp đồng theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Hợp đồng bán hàng tận cửa bắt buộc phải được lập thành văn bản và cung cấp cho người tiêu dùng một bản? (Hình ảnh từ Internet)
Hợp đồng bán hàng tận cửa bắt buộc phải được lập thành văn bản và cung cấp cho người tiêu dùng một bản đúng không?
Theo đề xuất tại điểm a khoản 7 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), bán hàng trực tiếp là hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh chủ động tiếp cận, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để bán cho người tiêu dùng. Một trong những hình thức của bán hàng trực tiếp là bán hàng tận cửa. Bán hàng tận cửa là hoạt động bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng.
Hợp đồng bán hàng tận cửa được đề xuất tại Điều 44 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) như sau:
Hợp đồng bán hàng tận cửa
1. Hoạt động bán hàng tận cửa phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản và cung cấp cho người tiêu dùng một bản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp hợp đồng bán hàng tận cửa được lập thành văn bản thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải dành thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày giao kết hợp đồng để người tiêu dùng cân nhắc lại việc quyết định thực hiện hợp đồng. Trong thời hạn này, người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh.
3. Trường hợp hợp đồng bán hàng tận cửa được lập thành văn bản, khi ký kết hợp đồng, người tiêu dùng phải tự ghi ngày, tháng giao kết.
Theo đó, hợp đồng bán hàng tận cửa không bắt buộc phải lập thành hợp đồng văn bản và cung cấp cho người tiêu dùng một bản. Việc giao kết hợp đồng bán hàng tận cửa do hai bên tự thỏa thuận về hình thức và cách thức giao kết.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có những trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa được đề xuất tại Điều 43 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện hoạt động bán hàng tận cửa thông qua các hình thức:
+ Tự mình thực hiện.
+ Người lao động của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
+ Đại diện được thuê hoặc được ủy quyền, đại diện thương mại.
- Các cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này khi bán hàng tận cửa có trách nhiệm sau đây:
+ Giới thiệu tên, số điện thoại liên lạc, địa chỉ, trụ sở của tổ chức, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về hoạt động bán hàng và cung cấp tài liệu chứng minh mối quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh;
+ Không được tiếp tục đề nghị cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối;
+ Giải thích cho người tiêu dùng về điều kiện của hợp đồng, thông tin khác mà người tiêu dùng quan tâm liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động bán hàng của cá nhân bán hàng tận cửa quy định tại khoản 1 Điều 43 Dự thảo này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?