Hoạt động chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng được quy định như thế nào?

Thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng như thế nào? - Câu hỏi của chú Bình (Bình Định).

Thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng như thế nào?

Căn cứ tại Điều 34 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định việc thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng như sau:

- Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng phải được chi trả kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng.

- Việc lựa chọn tổ chức dịch vụ chi trả chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện chi trả bảo đảm yêu cầu có kinh nghiệm, có mạng lưới điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn, có thể đảm nhiệm việc chi trả tại nhà cho một số đối tượng đặc thù, bảo đảm kịp thời và an toàn trong việc chi trả.

- Việc chi trả thông qua tổ chức dịch vụ chi trả được lập thành hợp đồng giữa cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tùy theo phân cấp của từng địa phương) và tổ chức dịch vụ chi trả, trong đó phải ghi rõ:

+ Phạm vi, đối tượng chi trả.

+ Phương thức chi trả (gồm phương thức chi trả qua tài khoản ngân hàng, tài khoản thanh toán điện tử do pháp luật quy định hoặc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt).

+ Phương thức chuyển tiền và thời hạn chuyển tiền, thời hạn chi trả đến người thụ hưởng, mức chi phí chi trả theo thực tế, thời hạn thanh quyết toán, quyền và trách nhiệm của các bên, thoả thuận khác có liên quan đến việc chi trả.

- Trước ngày 25 hàng tháng, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước và chuyển vào tài khoản tiền gửi của tổ chức dịch vụ chi trả căn cứ vào:

+ Danh sách đối tượng thụ hưởng (bao gồm đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng tăng, giảm; đối tượng hưởng trợ cấp một lần).

+ Số kinh phí chi trả tháng sau (bao gồm cả tiền truy lĩnh và mai táng phí của đối tượng).

+ Số kinh phí còn lại chưa chi trả các tháng trước (nếu có).

Trong thời gian chi trả, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cử người giám sát việc chi trả của tổ chức thực hiện chi trả.

- Hàng tháng, tổ chức dịch vụ chi trả tổng hợp, báo cáo danh sách đối tượng đã nhận tiền, số tiền đã chi trả; danh sách đối tượng chưa nhận tiền để chuyển chi trả vào tháng sau, số kinh phí còn lại chưa chi trả và chuyển chứng từ (danh sách đã ký nhận và chứng từ chuyển khoản ngân hàng) cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20 hàng tháng. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp quyết toán kinh phí chi trả theo quy định.

Thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng như thế nào?

Hoạt động chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 31 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên như sau:

- Kinh phí thực hiện chế độ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, hỗ trợ nhận chăm sóc tại cộng đồng và kinh phí thực hiện chi trả chính sách; tuyên truyền, xét duyệt đối tượng; ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ và kiểm tra giám sát được thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.

- Kinh phí bảo đảm để chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thực hiện theo quy định như sau: đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó bảo đảm trong dự toán chi bảo đảm xã hội.

- Kinh phí chi hoạt động thường xuyên, đầu tư xây dựng cơ bản và các chi phí khác của cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật. Cơ sở trợ giúp xã hội được tiếp nhận, sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí và hiện vật do các tổ chức, cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và thanh quyết toán theo quy định của pháp luật.

Kinh phí thực hiện trợ giúp xã hội khẩn cấp được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 32 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về kinh phí thực hiện trợ giúp xã hội khẩn cấp như sau:

- Kinh phí thực hiện trợ giúp khẩn cấp bao gồm:

+ Ngân sách địa phương tự cân đối theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

+ Trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua cơ quan, tổ chức.

- Trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại nặng và các nguồn kinh phí trên đây không đủ để thực hiện trợ giúp khẩn cấp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và Bộ Tài chính để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ hàng hóa từ nguồn dự trữ quốc gia theo quy định.

Trợ giúp xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước đối với cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào không cần qua bước bình xét được trợ giúp xã hội khẩn cấp? Chính sách hỗ trợ chi phí mai táng cho người chết do thiên tai thế nào?
Pháp luật
Thủ tục dừng trợ giúp xã hội đối với người được nhận làm con nuôi như thế nào? Mẫu đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội mới nhất?
Pháp luật
Hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ làm nhà, sửa chữa nhà ở hư hỏng do bão lũ gây ra? Đối tượng nào thuộc diện được hỗ trợ?
Pháp luật
Chi phí công tác chi trả trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội gồm? Mức chi rà soát hồ sơ xét duyệt đối tượng bảo trợ xã hội là bao nhiêu?
Pháp luật
Mức chuẩn trợ giúp xã hội dành cho trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi mẹ và cha đang chấp hành án phạt tù là bao nhiêu?
Pháp luật
Nghị định 76/2024/NĐ-CP tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội từ ngày 1 7 2024? Mức chuẩn trợ giúp xã hội từ ngày 1 7 2024 là bao nhiêu?
Pháp luật
Chính thức tăng chuẩn trợ giúp xã hội lên 500 nghìn đồng từ ngày 01/7/2024? Đối tượng nào hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?
Pháp luật
Bị thương nặng do bị sét đánh ngoài nơi cư trú mà không có người thân chăm sóc thì được hỗ trợ bao nhiêu tiền để điều trị?
Pháp luật
Tải mẫu tờ khai đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ở đâu?
Pháp luật
Người bị sét đánh có được hỗ trợ chi phí điều trị hay không? Nếu có thì được hỗ trợ bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trợ giúp xã hội
2,229 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trợ giúp xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trợ giúp xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào