Hồ sơ, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư từ 15/2/2025 ra sao?
Hồ sơ, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư từ 15/2/2025 ra sao?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp như sau:
(1) Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định tại Điều 8 Luật Giám định tư pháp và 02 ảnh chân dung cỡ 2cm x 3cm (chụp trong thời gian 06 tháng gần nhất) của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.
(2) Trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Vụ Pháp chế gửi văn bản đề nghị cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư này;
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT, lập 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định tại (1) gửi Vụ Tổ chức cán bộ;
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại (1) và đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế xem xét hồ sơ và trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viện tư pháp.
Trường hợp từ chối không bổ nhiệm, Vụ Tổ chức cán bộ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan, đơn vị đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp;
- Trên cơ sở quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp, Vụ Tổ chức cán bộ lập danh sách giám định viên tư pháp và gửi Trung tâm Công nghệ thông tin và chuyển đổi số để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp vào danh sách chung theo quy định.
(3) Trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại địa phương:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tư pháp xem xét, lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT, lập hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Luật Giám định tư pháp 2012 trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) xem xét quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.
- Danh sách giám định viên tư pháp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tư pháp để tổng hợp vào danh sách chung về giám định viên tư pháp theo quy định.
(4) Cấp thẻ giám định viên tư pháp:
- Người có thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại (2), (3) có thẩm quyền cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định;
- Mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp được thực hiện theo quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.
- Trường hợp cấp lại thẻ do có sự thay đổi thông tin đã được ghi trên thẻ, phải thực hiện việc điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp trên cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư từ 15/2/2025 ra sao? (Hình ảnh Internet)
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư như sau:
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam được lựa chọn, xem xét bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012, bao gồm:
- Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
- Có trình độ đại học trở lên do cơ sở giáo dục của Việt Nam đào tạo theo quy định của pháp luật hoặc do cơ sở giáo dục của nước ngoài đào tạo và được công nhận để sử dụng tại Việt Nam;
- Có thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên tính từ ngày bổ nhiệm ngạch công chức, viên chức trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, phù hợp với lĩnh vực giám định tư pháp.
Quy định người giám định, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ra sao?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT quy định về người giám định, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
- Người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật Giám định tư pháp 2012.
- Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện theo quy định tại Điều 19 Luật Giám định tư pháp 2012.
Lưu ý: Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 15/2/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư từ 15/2/2025 ra sao?
- Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức ngạch Thư ký viên năm 2025? Hướng dẫn cách điền phiếu đăng ký dự tuyển công chức?
- Rằm tháng Giêng 2025 ngày mấy dương lịch? Cúng rằm tháng Giêng 2025 vào ngày nào? Rằm tháng Giêng phải ngày lễ lớn không?
- Thẩm quyền xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được quy định thế nào theo Bộ luật Tố tụng hình sự?
- Mẫu số 4.4 kết luận kiểm tra hoạt động lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07?