Hồ sơ sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm những gì?
- Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam khi nào?
- Hồ sơ sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài bao gồm những gì? Hồ sơ cần phải đáp ứng những gì?
- Thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện ra sao?
Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp nước ngoài phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong những trường hợp sau đây:
a) Thay đổi tên gọi, quốc tịch, địa chỉ của doanh nghiệp nước ngoài;
b) Thay đổi tên gọi của văn phòng đại diện;
c) Thay đổi nội dung hoạt động của văn phòng đại diện;
d) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện từ một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đến một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam khi thuộc các trường hợp trên.
Hồ sơ sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam bao gồm những gì?
Hồ sơ sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài bao gồm những gì? Hồ sơ cần phải đáp ứng những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
- Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện
- Bản sao tài liệu pháp lý do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp chứng minh sự thay đổi trường hợp doanh nghiệp nước ngoài thay đổi tên gọi, quốc tịch, địa chỉ;
- Văn bản do cấp có thẩm quyền theo quy định tại điều lệ của doanh nghiệp nước ngoài ban hành, trong đó, thể hiện rõ quyết định thay đổi tên gọi hoặc nội dung hoạt động của văn phòng đại diện hoặc thay đổi địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
...
3. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện gồm 01 bản bằng tiếng Việt và 01 bản bằng tiếng Anh đáp ứng quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 15 Nghị định này.
Theo đó, hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện gồm 01 bản bằng tiếng Việt và 01 bản bằng tiếng Anh
Đồng thời phải đáp ứng các điều kiện:
- Hồ sơ, tài liệu nộp Bộ Tài chính phải đáp ứng các quy định sau đây:
+ Các tài liệu có chữ ký, chức danh và con dấu nước ngoài của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại hồ sơ đề nghị phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị, trừ các tài liệu sau đây:
++ Văn bản đề nghị cấp Giấy phép;
++ Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
++ Văn bản của cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp;
++ Văn bản ủy quyền; văn bản cam kết;
+ Trường hợp hồ sơ có tài liệu là bản sao thì phải là bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực;
+ Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức, cá nhân nước ngoài, mỗi bộ gồm 01 bản bằng tiếng Việt và 01 bản bằng tiếng Anh, trừ các văn bản tiếng Việt là bản gốc (hoặc sao từ bản gốc tiếng Việt) được lập tại Việt Nam;
+ Tài liệu được lập bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm bản dịch chứng thực sang tiếng Việt bởi cơ quan có thẩm quyền. Bản dịch các báo cáo tài chính phải được xác nhận của tổ chức, cá nhân được phép hành nghề dịch thuật theo quy định của pháp luật;
+ Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu hoặc giấy tờ tương đương của người nước ngoài do pháp luật nước ngoài quy định được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày nộp hồ sơ đề nghị không quá 12 tháng, trong đó phải có đầy đủ thông tin về tình trạng án tích và thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Sơ yếu lý lịch phải được lập trước ngày nộp hồ sơ đề nghị không quá 06 tháng;
+ Các xác nhận của ngân hàng về số dư tiền Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi gửi tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam quy định tại Nghị định này phải được lập trước ngày nộp hồ sơ đề nghị không quá 06 tháng;
+ Trong mỗi bộ hồ sơ phải có danh mục tài liệu.
- Tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình lập hồ sơ, tài liệu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ, tài liệu.
Trường hợp tổ chức, cá nhân gian lận thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để có đủ điều kiện được cấp giấy phép thì trong vòng 05 năm kể từ thời điểm phát hiện hành vi gian lận, Bộ Tài chính có quyền từ chối xem xét cấp Giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân này.
- Khi các loại giấy tờ về lai lịch, nhân dạng của công dân Việt Nam thuộc thành phần hồ sơ quy định tại Nghị định này đã được tích hợp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân thì Bộ Tài chính có trách nhiệm khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân trên cơ sở trao đổi, cung cấp thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước.
Thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp nước ngoài nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện) 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tài chính.
Bước 2: Trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh.
Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?