Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam là gì? Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam có những hoạt động gì?
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam là gì?
Theo khoản 1 Điều 76 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và không được thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.
Như vậy, Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và không được thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam (Hình từ internet)
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam có những hoạt động gì?
Theo khoản 2 Điều 76 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
....
2. Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Làm chức năng văn phòng liên lạc;
b) Nghiên cứu thị trường;
c) Xúc tiến xây dựng các dự án đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
d) Thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các dự án do doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tài trợ tại Việt Nam;
đ) Hoạt động khác phù hợp với pháp luật Việt Nam.
3. Thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam không quá 05 năm và có thể được gia hạn.
Như vậy, Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các hoạt động sau đây:
- Làm chức năng văn phòng liên lạc
- Nghiên cứu thị trường
- Xúc tiến xây dựng các dự án đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
- Thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các dự án do doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tài trợ tại Việt Nam;
- Hoạt động khác phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Lưu ý: Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam hoạt động không quá 05 năm và có thể được gia hạn.
Hồ sơ cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam bao gồm những loại giấy tờ nào?
Theo quy định tại Điều 56 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ, trình tự và thủ tục cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Hồ sơ, trình tự và thủ tục cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tổ chức tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam theo mẫu quy định tại phụ lục xin ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác doanh nghiệp nước ngoài;
c) Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập doanh nghiệp nước ngoài trong 3 năm tài chính liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
d) Sơ yếu lý lịch, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người dự kiến giữ chức danh Trưởng văn phòng đại diện;
đ) Bản giới thiệu về doanh nghiệp nước ngoài;
e) Văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nơi doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở chính cho phép doanh nghiệp nước ngoài đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền theo quy định.
Như vậy, hồ sơ cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam bao gồm những loại giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
- Bản sao Giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác doanh nghiệp nước ngoài
- Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập doanh nghiệp nước ngoài trong 3 năm tài chính liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
- Sơ yếu lý lịch, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người dự kiến giữ chức danh Trưởng văn phòng đại diện
- Bản giới thiệu về doanh nghiệp nước ngoài
- Văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nơi doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở chính cho phép doanh nghiệp nước ngoài đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?