Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm những thành phần như thế nào?
Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm những thành phần như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c) Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.
Theo đó, khi đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thì cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các thành phần theo quy định trên.
Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm những thành phần như thế nào?
Tiêu chuẩn của chuyên gia trong hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
...
3. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như sau:
a) Cơ quan thẩm định ban hành quyết định thành lập hội đồng thẩm định gồm ít nhất là 07 thành viên; gửi quyết định thành lập hội đồng kèm theo tài liệu quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này đến từng thành viên hội đồng;
b) Hội đồng thẩm định phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là chuyên gia. Chuyên gia là thành viên hội đồng phải có chuyên môn về môi trường hoặc lĩnh vực khác có liên quan đến dự án đầu tư và có kinh nghiệm công tác ít nhất là 07 năm nếu có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương, ít nhất là 03 năm nếu có bằng thạc sĩ hoặc văn bằng trình độ tương đương, ít nhất là 02 năm nếu có bằng tiến sĩ hoặc văn bằng trình độ tương đương;
c) Chuyên gia tham gia thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư không được tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đó;
d) Trường hợp dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi thì hội đồng thẩm định phải có đại diện cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó; cơ quan thẩm định phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi phê duyệt kết quả thẩm định.
Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm cử thành viên tham gia hội đồng thẩm định, có ý kiến bằng văn bản về việc phê duyệt kết quả thẩm định trong thời hạn lấy ý kiến; trường hợp hết thời hạn lấy ý kiến mà không có văn bản trả lời thì được coi là đồng thuận với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường;
đ) Thành viên hội đồng thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ đề nghị thẩm định, viết bản nhận xét về nội dung thẩm định quy định tại khoản 7 Điều này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến nhận xét, đánh giá của mình;
e) Cơ quan thẩm định xem xét, đánh giá và tổng hợp ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định, ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu có) để làm căn cứ quyết định việc phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Theo như quy định trên thì chuyên gia trong hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường phải là người có chuyên môn về môi trường hoặc lĩnh vực có liên quan đến dự án đầu tư và phải có kinh nghiệm công tác tối thiểu 7 năm nếu có bằng cử nhân, 03 năm nếu có bằng thạc sĩ và 02 năm nếu có bằng tiến sĩ.
Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dựa trên những nội dung gì?
Căn cứ vào khoản 7 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nội dung thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:
- Sự phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Sự phù hợp của phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
- Sự phù hợp về việc nhận dạng, xác định hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
- Sự phù hợp của kết quả đánh giá hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học; nhận dạng đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư;
- Sự phù hợp của kết quả nhận dạng, dự báo các tác động chính, chất thải phát sinh từ dự án đầu tư đến môi trường; dự báo sự cố môi trường;
- Sự phù hợp, tính khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự án đầu tư;
- Sự phù hợp của chương trình quản lý và giám sát môi trường; tính đầy đủ, khả thi đối với các cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?