Hồ sơ đăng ký hộ tịch có thể được nộp qua đường bưu điện không? Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc được quy định như thế nào?
Hồ sơ đăng ký hộ tịch có thể được nộp qua đường bưu điện không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP quy định như sau:
Việc nộp hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký hộ tịch
Việc nộp, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, các Điều 2, 3, 4, 5 của Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch (sau đây gọi là Thông tư số 15/2015/TT-BTP) và hướng dẫn sau đây:
1. Hồ sơ đăng ký hộ tịch có thể được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, trừ các trường hợp pháp luật yêu cầu cá nhân phải có mặt trực tiếp khi làm thủ tục đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp muốn nhận kết quả qua đường bưu điện, người nộp hồ sơ phải chuẩn bị sẵn bì thư ghi địa chỉ, tem hoặc cước phí gửi bảo đảm trở lại.
2. Khi có yêu cầu giải quyết thủ tục đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện, người yêu cầu phải xuất trình bản chính một trong các giấy tờ sau đây: hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh nhân thân; giấy tờ chứng minh đang cư trú tại nước sở tại. Cơ quan đại diện kiểm tra, chụp và xác nhận bản chụp đã đối chiếu đúng với bản chính để lưu hồ sơ.
Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao các giấy tờ nêu trên đã được chứng thực hợp lệ.
3. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện không phải hợp pháp hóa lãnh sự. Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ, Cơ quan đại diện yêu cầu giấy tờ phải được chứng nhận lãnh sự của cơ quan có thẩm quyền.
Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước thứ ba cấp sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện phải được hợp pháp hóa theo quy định.
Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ đăng ký hộ tịch phải được dịch sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh theo quy định.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ đăng ký hộ tịch có thể được nộp qua đường bưu điện, trừ các trường hợp pháp luật yêu cầu cá nhân phải có mặt trực tiếp khi làm thủ tục đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Hồ sơ đăng ký hộ tịch có thể được nộp qua đường bưu điện không? Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP quy định về đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc như sau:
Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
1. Cơ quan đại diện đã đăng ký hộ tịch trước đây thực hiện đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
Cơ quan đại diện nơi đã ghi vào sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cũng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
2. Phạm vi thay đổi hộ tịch, thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc được thực hiện theo quy định tại Điều 26, Điều 28, Điều 29 và Điều 47 của Luật hộ tịch.
3. Trường hợp Sổ hộ tịch đã chuyển lưu tại Bộ Ngoại giao thì sau khi đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, Cơ quan đại diện thông báo kèm theo Trích lục thay đổi/cải chính/bổ sung hộ tịch/xác định lại dân tộc (bản sao) cho Bộ Ngoại giao để ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch đang lưu tại Bộ Ngoại giao.
Ghi vào Sổ hộ tịch các thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP quy định việc ghi vào Sổ hộ tịch các thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam như sau:
- Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký các sự kiện hộ tịch của công dân Việt Nam, thực hiện việc ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch trên cơ sở thông báo kèm theo trích lục bản án, bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam do Bộ Ngoại giao chuyển.
- Sau khi nhận được thông báo của Bộ Ngoại giao, cán bộ lãnh sự ghi nội dung và căn cứ thay đổi vào Sổ hộ tịch tương ứng.
- Trường hợp Sổ hộ tịch đã chuyển lưu một quyển tại Bộ Ngoại giao thì Bộ Ngoại giao cũng thực hiện việc ghi các thay đổi hộ tịch và căn cứ thay đổi vào Sổ hộ tịch đã chuyển lưu đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?