Hồ sơ cấp lại chứng chỉ hành nghề quản tài viên được quy định như thế nào? Quản tài viên sẽ bị cấm thực hiện hành vi nào?
Hồ sơ cấp lại chứng chỉ hành nghề quản tài viên được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên
1. Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nếu bị mất chứng chỉ hoặc chứng chỉ bị hư hỏng không thể sử dụng được thì được xem xét, cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo mẫu TP-QTV-03 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.
3. Người đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gửi 01 bộ hồ sơ theo đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Bộ Tư pháp và nộp lệ phí cấp lại theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên cho người đề nghị.
Theo như quy định trên thì khi cá nhân có đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề quản tài viên cần phải chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên
- 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.
Hồ sơ cấp lại chứng chỉ hành nghề quản tài viên được quy định như thế nào? Quản tài viên sẽ bị cấm thực hiện hành vi nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên
1. Người thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật Phá sản muốn hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo mẫu TP-QTV-01 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chụp Thẻ luật sư đối với luật sư; bản chụp Chứng chỉ kiểm toán viên đối với kiểm toán viên; bản chụp bằng cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng đối với người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
c) Giấy tờ chứng minh có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực được đào tạo có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng làm việc;
d) 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp yêu cầu người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nộp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về luật sư, kiểm toán viên là người nước ngoài theo quy định của pháp luật về kiểm toán muốn hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo mẫu TP-QTV-02 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chụp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam đối với luật sư nước ngoài do Bộ Tư pháp cấp; bản chụp Chứng chỉ kiểm toán viên đối với kiểm toán viên là người nước ngoài do Bộ Tài chính cấp;
c) Bản tóm tắt lý lịch (tự khai);
d) 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.
3. Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gửi 01 bộ hồ sơ theo đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Bộ Tư pháp và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Tư pháp thì xuất trình bản chính giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này để đối chiếu.
Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Bộ Tư pháp khi có yêu cầu thì xuất trình bản chính giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên cho người đề nghị theo mẫu TP-QTV-08 ban hành kèm theo Nghị định này; trong trường hợp từ chối phải thông báo lý do bằng văn bản.
Người bị từ chối cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:
a) Không đủ điều kiện hành nghề Quản tài viên theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 12 của Luật Phá sản;
b) Các trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật Phá sản.
Những hành vi nào của Quản tài viên bị nghiêm cấm thực hiện?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với Quản tài viên:
a) Cho thuê, cho mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
b) Gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng danh nghĩa Quản tài viên để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài chi phí Quản tài viên được nhận theo quy định của pháp luật;
c) Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để thông đồng với cá nhân, tổ chức nhằm mục đích vụ lợi;
d) Tiết lộ thông tin về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà Quản tài viên biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
đ) Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên.
Như vậy, Quản tài viên sẽ bị nghiêm cấm thực hiện 5 hành vi như trên.
Có cấp chứng chỉ hành nghề cho luật sư nước ngoài làm quản tài viên tại Việt Nam hay không?
Quản tài viên là người quản lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản của doanh nghiệp đúng không?
Quản tài viên là gì? Điều kiện trở thành quản tài viên là gì? Quyền và nghĩa vụ của quản tài viên quy định ra sao?
Quản tài viên có bắt buộc hành nghề với tư cách cá nhân? Người có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên với tư cách cá nhân đăng ký hành nghề tại đâu?
Quản tài viên có quyền và nghĩa vụ gì trong quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh và thanh lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán?
Quản tài viên không khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì có thay đổi Quản tài viên khác không?
Quản tài viên được bán tài sản của doanh nghiệp trong trường hợp nào? Người có trình độ cử nhân luật cần bao nhiêu năm kinh nghiệm để làm Quản tài viên?
Sinh viên tốt nghiệp bằng Cử nhân Luật có được làm Quản tài viên hay không theo quy định hiện hành?
Quản tài viên của doanh nghiệp có quyết định mở thủ tục phá sản phải đáp ứng các điều kiện gì? Có thể thay đổi Quản tài viên của doanh nghiệp có quyết định mở thủ tục phá sản không?
Quản tài viên muốn hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ? Có mấy hình thức hành nghề Quản tài viên?
Chấp hành viên có được giám sát Quản tài viên thực hiện thanh lý tài sản hay không? Văn bản yêu cầu thanh lý tài sản phải gửi đến cho cơ quan nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố ra sao? Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là ngày nào?
- Mẫu 2b Bản kiểm điểm đảng viên dành cho cán bộ khi nào nộp? Xếp loại đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25 gồm bao nhiêu mức?
- Tổng hợp Luật và văn bản hướng dẫn về Đấu thầu qua mạng mới nhất? Lộ trình đấu thầu qua mạng như thế nào?
- Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?
- Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh qua 11 kỳ Đại hội trên Internet Tuần 1 như thế nào?