Hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1 gồm những gì? Thực hiện thủ tục như thế nào?
Danh mục hóa chất Bảng 1 bao gồm những hóa chất nào?
Căn cứ theo nội dung Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2014/NĐ-CP, các hóa chất thuộc Bảng 1 bao gồm:
Tên hóa chất | Số CAS | Mã số HS |
Các hóa chất độc | ||
Các hợp chất O-Alkyl (<C10, gồm cả cycloalkyl) alkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-phosphonofluoridate, Ví dụ: Sarin: O-Isopropylmethylphosphonofluoridate Soman: O-Pinacolyl methylphosphonofluoridate | 107-44-8 96-64-0 | 2931.00 2931.00 2931.00 |
Các hợp chất O-Alkyl (<C10, gồm cả cycloalkyl) N,N-dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) - phosphoramidocyanidate Ví dụ: | 2931.00 | |
Tabun: O-Ethyl N,N-dimethyl phosphoramidocyanidate | 77-81-6 | 2931.00 |
Các hợp chất O-Alkyl (H or <C10, gồm cả cycloalkyl) S-2-dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-aminoethyl alkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) phosphonothiolate và các muối alkyl hóa hoặc proton hóa tương ứng. Ví dụ: | 2930.90 | |
VX: O-Ethyl S-2-diisopropylaminoethyl methyl phosphonothiolate | 50782-69-9 | 2930.90 |
Các chất khí gây bỏng chứa Lưu huỳnh (Sulfur mustards): | ||
ð 2-Chloroethylchloromethylsulfide ð Khí gây bỏng: Bis(2-chloroethyl)sulfide ð Bis(2-chloroethylthio) methane ð Sesquimustard: 1,2-Bis(2-chloroethylthio)ethane ð 1,3-Bis(2-chloroethylthio)-n-propane ð 1,4-Bis(2-chloroethylthio)-n-butane ð 1,5-Bis(2-chloroethylthio)-n-pentane ð Bis(2-chloroethylthiomethyl)ether ð Khí gây bỏng chứa Lưu huỳnh và Oxy: Bis(2-chloroethylthioethyl) ether | 2625-76-5 505-60-2 63869-13-6 3563-36-8 63905-10-2 142868-93-7 142868-94-8 63918-90-1 63918-89-8 | 2930.90 2930.90 2930.90 2930.90 2930.90 2930.90 2930.90 2930.90 2930.90 |
Các hợp chất Lewisite (chứa Arsen): Lewisite 1: 2-Chlorovinyldichloroarsine | 541-25-3 | 2931.00 |
Lewisite 2: Bis(2-chlorovinyl)chloroarsine Lewisite 3: Tris(2-chlorovinyl)arsine | 40334-69-8 40334-70-1 | 2931.00 2931.00 |
Hơi cay Nitơ (Nitrogen mustards): HN1: Bis(2-chloroethyl)ethylamine | 538-07-8 | 2921.19 |
HN2: Bis(2-chloroethyl)methylamine HN3: Tris(2-chloroethyl)amine | 51-75-2 555-77-1 | 2921.19 2921.19 |
Saxitoxin | 35523-89-8 | 3002.90 |
Ricin | 9009-86-3 | 3002.90 |
Các tiền chất | ||
Các hợp chất Alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonyldifluoride | ||
Ví dụ.DF: Methylphosphonyldifluoride | 676-99-3 | 2931.00 |
Các hợp chất O-Alkyl (H or <C10, gồm cả cycloalkyl) O-2-dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-aminoethyl alkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) phosphonite và các muối alkyl hóa hoặc proton hóa tương ứng Ví dụ: | 2931.00 | |
QL: O-Ethyl O-2-diisopropylaminoethyl methylphosphonite | 57856-11-8 | 2931.00 |
Chlorosarin: O-Isopropyl methylphosphonochloridate | 1445-76-7 | 2931.00 |
Chlorosoman: O-Pinacolyl methylphosphonochloridate | 7040-57-5 | 2931.00 |
Hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1 gồm những gì? Thực hiện thủ tục như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện để được sản xuất hóa chất Bảng 1 là gì?
Theo quy định tại STT 1 tiểu mục V Mục A Phần II Danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 668a/QĐ-BCT năm 2020.
Tổ chức, cá nhân không được phép sản xuất hóa chất Bảng 1, trừ trường hợp đặc biệt để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh.
Khi đó, việc sản xuất hóa chất Bảng 1 phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật;
- Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất hóa chất Bảng 1 phải có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất; cán bộ quản lý, kỹ thuật, điều hành hoạt động sản xuất của cơ sở sản xuất hóa chất Bảng 1 phải có bằng đại học về chuyên ngành hóa chất hoặc có chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn về hóa chất;
- Người lao động trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở sản xuất phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn hóa chất và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất.
Hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1 bao gồm những gì?
Căn cứ theo nội dung STT 1 tiểu mục V Mục A Phần II Danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 668a/QĐ-BCT năm 2020.
Hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1 bao gồm;
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1 (ban hành tại Phụ lục kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BCT Tại đây);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất (Mẫu 3 Phụ lục kèm theo Thông tư 55/2014/TT-BCT Tại đây), kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn về hóa chất;
- Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định, bao gồm:
+ Nội dung huấn luyện;
+ Danh sách người được huấn luyện với các thông tin: Họ tên, ngày tháng năm sinh, chức danh, vị trí làm việc, chữ ký xác nhận tham gia huấn luyện;
+ Thông tin về người huấn luyện bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn, chuyên ngành được đào tạo, kinh nghiệm công tác, kèm theo các tài liệu chứng minh;
+ Nội dung và kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất;
+ Quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân.
- Giấy tờ, tài liệu đáp ứng các điều kiện quy định như sau:
+ Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất hóa chất phải có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất; cán bộ quản lý, kỹ thuật, điều hành hoạt động sản xuất của cơ sở sản xuất hóa chất phải có bằng đại học về chuyên ngành hóa chất hoặc có chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn về hóa chất;
+ Người lao động trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở sản xuất phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn hóa chất và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất.
Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1 ra sao?
Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1 được thể hiện chi tiết tại STT 1 tiểu mục V Mục A Phần II Danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 668a/QĐ-BCT năm 2020 như sau:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất Bảng 1 lập 01 bộ hồ sơ gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất);
- Bước 2: Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ cho phép;
+ Trường hợp không cho phép, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì trong vòng 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương phải thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ một lần duy nhất. Thời gian thông báo và thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy phép sản xuất.
- Thời hạn giải quyết: 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quản lý thông qua hình thức nào? Hiệu lực chứng chỉ hành nghề là bao lâu?
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định dừng phổ biến phim là cơ quan nào? Tổ chức bị dừng phổ biến phim có phải công bố công khai việc dừng phổ biến phim?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắn Kạn chính thức? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắn Kạn?
- Người được phân công xác minh nội dung tố cáo có phải thực hiện xây dựng kế hoạch xác minh không?
- Lao động là người giúp việc gia đình là gì? Người giúp việc gia đình đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải báo trước bao nhiêu ngày?