Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất kinh doanh có buộc phải có nội quy về phòng cháy và chữa cháy không?

Cho tôi hỏi: Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất kinh doanh có buộc phải có nội quy về phòng cháy và chữa cháy không? Câu hỏi của anh Tín đến từ Khánh Hòa.

Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất kinh doanh có buộc phải có nội quy về phòng cháy và chữa cháy không?

Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình
1. Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy.
2. Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
c) Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.
3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
4. Hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều này đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

Như vậy theo quy định trên hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất kinh doanh buộc phải có nội quy về phòng cháy và chữa cháy.

Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất kinh doanh có buộc phải có nội quy về phòng cháy và chữa cháy không?

Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất kinh doanh có buộc phải có nội quy về phòng cháy và chữa cháy không? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình sinh sống kết hợp sản xuất kinh doanh?

Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 52 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau đây:
a) Ban hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương;
b) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; xử lý các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền;
c) Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
d) Đầu tư ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
đ) Bảo đảm điều kiện về thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy;
e) Quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất và xây dựng doanh trại cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
g) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia;
h) Chỉ đạo tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy;
i) Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên, Chính phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Ban hành, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư, hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh và cơ sở thuộc phạm vi quản lý; xử lý các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền;
b) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
c) Tổ chức quản lý đội dân phòng tại các thôn;
d) Đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho các đội dân phòng theo quy định;
đ) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
e) Tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy;
g) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy lên Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Như vậy theo quy định trên Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh.

Hộ gia đình không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy bị đình chỉ, tạm đình chỉ nộp văn bản đề nghị phục hồi hoạt động thông qua những hình thức nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân
...
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 văn bản đề nghị cho cơ quan của người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 8 Điều 17 Nghị định này theo một trong các hình thức sau:
a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
b) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);
c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Như vậy theo quy định trên hộ gia đình không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy bị đình chỉ, tạm đình chỉ nộp văn bản đề nghị phục hồi hoạt động thông qua những hình thức sau:

- Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền.

- Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền.

- Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.

2,725 lượt xem
Hộ gia đình
Phòng cháy và chữa cháy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cá nhân không kiểm tra hệ thống phòng cháy và chữa cháy định kỳ sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Quyền, nghĩa vụ của chủ hộ và thành viên hộ gia đình về cư trú bao gồm những gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Thành viên hộ gia đình là người 17 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền cho hộ gia đình không?
Pháp luật
Không còn đối tượng hộ gia đình sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai mới nhất? Hộ gia đình được giao đất, cho thuê đất trong trường hợp nào?
Pháp luật
Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
Pháp luật
Người lao động tham gia tập huấn phòng cháy và chữa cháy được nhận trợ cấp bồi dưỡng theo mức tiền lương thực nhận đúng không?
Pháp luật
Công ty tổ chức diễn tập phòng cháy và chữa cháy cho các nhân viên phải đảm bảo tuân thủ thực hiện những gì?
Pháp luật
Trong công tác phòng cháy và chữa cháy cho nhà, hệ thống báo cháy thì chữa cháy tự động phải được kiểm tra, bảo dưỡng bao nhiêu lần trong một năm?
Pháp luật
Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới là bao lâu?
Pháp luật
Cá nhân thay đổi thiết kế chủ yếu của hệ thống điện mà không được cơ quan chấp thuận sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hộ gia đình Phòng cháy và chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hộ gia đình Xem toàn bộ văn bản về Phòng cháy và chữa cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào