Hộ đồng bào dân tộc thiểu số có phải đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về đất ở hay không?
- Những đối tượng nào được hưởng chính sách hỗ trợ về đất ở tại các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?
- Hỗ trợ đất ở tại các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện như thế nào?
- Đồng bào dân tộc thiểu số có phải đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về đất ở hay không?
Những đối tượng nào được hưởng chính sách hỗ trợ về đất ở tại các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?
Quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2022/TT-UBDT, các đối tượng được hỗ trợ chính sách về nhà ở bao gồm:
- Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa có đất ở.
- Không hỗ trợ đất ở đối với các hộ đã nhận hỗ trợ đất ở từ các chương trình, chính sách trước đây nhưng đến nay đã chuyển nhượng, cho, tặng.
Hơn nữa, hộ được hỗ trợ đất ở thì được đồng thời xem xét hỗ trợ nhà ở nếu như chưa có nhà ở hoặc nhà ở bị đột nát, hư hỏng.
Trong đó, hộ dân tộc thiểu số được hiểu là hộ có chủ hộ hoặc có vợ, chồng của chủ hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.
Đồng bào dân tộc thiểu số có phải đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về đất ở hay không? (Hình ảnh từ Internet)
Hỗ trợ đất ở tại các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 02/2022/TT-UBDT, quy định về cách thức thực hiện hỗ trợ đất ở như sau:
Nội dung hỗ trợ và cách thức thực hiện
1. Căn cứ quỹ đất, hạn mức giao đất ở và khả năng ngân sách của từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là UBND cấp tỉnh) xem xét ban hành các quy định cụ thể làm cơ sở giao đất ở để làm nhà ở cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách theo quy định, đảm bảo phù hợp với điều kiện, tập quán ở địa phương và phù hợp với pháp luật về đất đai. Việc giao đất ở phải gắn phương án làm nhà ở trên diện tích đất được giao, tránh tình trạng các hộ được giao đất ở nhưng lại không có nhà ở.
2. Ở những nơi cần khai hoang, tạo mặt bằng chính quyền địa phương có thể sử dụng số tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để san gạt, tạo mặt bằng, làm hạ tầng kỹ thuật để giao đất ở cho các đối tượng được thụ hưởng.
3. Ở các địa phương không có điều kiện về đất đai, chính quyền địa phương bố trí kinh phí hỗ trợ cho người dân tự ổn định chỗ ở theo hình thức xen ghép. Trường hợp các đối tượng thụ hưởng tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là UBND cấp xã) kiểm tra, xác định cụ thể và lập danh sách trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết tắt là UBND cấp huyện) phê duyệt hỗ trợ đồng thời hướng dẫn các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.
4. UBND cấp tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện bố trí ngân sách địa phương và thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ được hỗ trợ đất ở theo quy định.
Theo đó, căn cứ vào quỹ đất, hạn mức giao đất ở và khả năng ngân sách của từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét ban hành các quy định củ thể để giao đất ở cho các đối tượng được hưởng chính sách.
Ở những nơi cần khai hoang, tạo mặt bằng chính quyền địa phương có thể sử dụng số tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để san gạt, tạo mặt bằng, làm hạ tầng kỹ thuật để giao đất ở cho các đối tượng được thụ hưởng.
Đồng bào dân tộc thiểu số có phải đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về đất ở hay không?
Hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác định theo chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo quy định tại Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP, cụ thể:
(1) Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025
- Tiêu chí thu nhập
+ Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.
+ Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.
- Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản
+ Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.
+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
- Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
(2) Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025
- Chuẩn hộ nghèo
+ Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
+ Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Chuẩn hộ cận nghèo
+ Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
+ Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
- Chuẩn hộ có mức sống trung bình
+ Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.
+ Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- Chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo, chuẩn hộ có mức sống trung bình quy định tại Khoản 2 Điều này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 - 2025.
Do đó, căn cứ vào các quy định đã phân tích ở trên, chỉ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa có đất ở mới là đối tượng được hỗ trợ chính sách đất ở.
Không phải hộ đồng bào dân tộc thiểu số nào cũng là đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về đất ở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình bày suy nghĩ của mình về việc giữ gìn nét đẹp văn hóa ngày Tết cổ truyền của Việt Nam?
- Người học tại cơ sở giáo dục là gì? Người học tại cơ sở giáo dục có được học vượt lớp để học các chương trình giáo dục không?
- Noel ngày mấy dương lịch, âm lịch năm 2024? Noel 2024 vào ngày nào? Noel người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu quyết định kiểm tra tài chính công đoàn cơ sở mới nhất? Quyết định kiểm tra tài chính công đoàn do ai ban hành?
- Mẫu báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo Đề án thành lập trường cao đẳng sư phạm mới nhất?