Hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả ngành Xây dựng trong giai đoạn 2021-2025 thông qua những giải pháp nào?

Theo quyết định mới, giải pháp hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả ngành Xây dựng giai đoạn 2021-2025 như thế nào? Câu hỏi của anh Cường đến từ Hà Tĩnh.

Chỉ tiêu ngành xây dựng giai đoạn 2021 - 2025: Duy trì tỷ lệ 100% phủ kín quy hoạch chung đô thị?

Theo Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 861/QĐ-BXD năm 2022, Bộ Xây dựng đặt ra một số mục tiêu chủ yếu phù hợp với các chỉ tiêu đề ra tại Quyết định 1296/QĐ-BXD năm 2017 về Chương trình hành động của ngành Xây dựng thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Trong đó:

- Đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng bình quân 6 - 8%/năm, duy trì tỷ lệ 100% phủ kín quy hoạch chung đô thị, 100% xã thuộc huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới được lập, phê duyệt quy hoạch chung xây dựng xã và thực hiện quản lý theo quy hoạch được duyệt, Quy hoạch chung đô thị được lồng ghép các mục tiêu tăng trưởng xanh và biến đổi khí hậu: hoàn thành đối với đô thị loại II, III.

- Tỷ lệ đô thị hóa đạt tối thiểu 45%.

- Tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 95 - 100%, tỷ lệ hệ thống cấp nước đô thị lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 75%, tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch tại các đô thị dưới 15%.

- Tỷ lệ thu gom nước thải đạt khoảng 80%, tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn tại các đô thị loại II trở lên đạt khoảng 50% và tại các đô thị loại III, IV, V đạt khoảng 20%, phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước mưa tại đô thị đạt 80%.

- Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng tại các đô thị lớn đạt khoảng 11 - 16%, tỷ lệ đất dành cho bến bãi đỗ xe đạt 1%; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt 15 - 20%; tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng tại các đô thị đặc biệt đạt 75%, các đô thị loại I trung bình khoảng 20%, các đô thị còn lại trung bình đạt 15%; tỷ lệ chiếu sáng sử dụng nguồn sáng tiết kiệm năng lượng tại các đô thị lớn đạt 20 - 30%.

- Diện tích cây xanh bình quân/người dân đô thị đạt khoảng 6 - 8m2.

- Diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 27 m2 sàn/người, trong đó diện tích nhà ở bình quân đầu người khu vực đô thị đạt khoảng 28 m2 sàn/người, diện tích nhà ở bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt khoảng 26m2 sàn/người.

Hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả ngành Xây dựng trong giai đoạn 2021-2025 thông qua những giải pháp nào?

Hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả ngành Xây dựng trong giai đoạn 2021-2025 thông qua những giải pháp nào?

Cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành xây dựng?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục III Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 861/QĐ-BXD năm 2022, Bộ Xây dựng đã đưa ra nhiệm vụ, giải pháp sau:

Tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó:

Tiếp tục thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ các Đề án “Hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng”, “Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng”; nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, kéo dài thời gian thực hiện trong trường hợp cần thiết.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định trong nội dung các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng về quy hoạch, xây dựng công trình, nhà ở đáp ứng yêu cầu về phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.

Tập trung hoàn thành, vận hành và khai thác hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức và giá xây dựng; thực hiện công bố chỉ số giá xây dựng quốc gia theo đúng quy định.

Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan rà soát, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng, suất đầu tư của các ngành kinh tế; tổ chức thực hiện, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả đầu tư công; triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước trong quá trình đầu tư công.

Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách để thúc đẩy hợp tác Nhà nước - Tư nhân trong đầu tư xây dựng. Hoàn thiện cơ chế và công cụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng gắn liền với phương thức đầu tư, hình thức thực hiện dự án, bao quát toàn bộ chi phí vòng đời sản phẩm xây dựng.

Nâng cao chất lượng công tác thống kê và phân tích, dự báo về tình hình trong các lĩnh vực của ngành; nắm chắc tình hình, chủ động phát hiện và có phương án, giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả để xử lý các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.

Quyết liệt tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, thực hiện giao kế hoạch đầu tư công ngay từ đầu năm. Tập trung hoàn thành, nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ đầu tư; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu, quản lý đấu thầu.

Đẩy mạnh giải ngân, gắn với nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân. Đổi mới, nâng cao vai trò giám sát, đánh giá đầu tư theo hướng giảm các hoạt động tiền kiểm, tăng hậu kiểm.

Đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình xây dựng. Nâng cao chất lượng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, dự toán xây dựng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giảm thiểu sự cố.

Nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực trong ngành xây dựng giai đoạn 2021 - 2025?

Theo tiểu mục 2 Mục III Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 861/QĐ-BXD năm 2022, Bộ xây dựng đưa ra 02 nội dung sau:

(1) Phát triển đồng bộ, ổn định, bền vững thị trường bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng. Trong đó:

- Tháo gỡ khó khăn, cân đối lại cung cầu, cơ cấu sản phẩm thị trường bất động sản, tăng nguồn cung, nhất là nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp.

Thường xuyên theo sát diễn biến tình hình thị trường bất động sản, tăng cường công tác thông tin dự báo, kịp thời có giải pháp ứng phó khi thị trường có biến động bất thường, kịp thời xử lý các vấn đề “nóng” phát sinh.

- Hoàn thiện, duy trì thường xuyên hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính về hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính, thuế liên quan đến nhà ở và bất động sản; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước theo dõi, kiểm soát chặt chẽ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản.

- Thu hút các nguồn lực xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hàng hóa bất động sản, đặc biệt là đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, các công trình sản xuất, kinh doanh, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại các đô thị.

- Tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường vật liệu xây dựng; nghiên cứu đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xây dựng; phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan theo dõi biến động và kiểm soát giá vật liệu xây dựng.

Kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng; đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn do tác động của biến động của giá vật liệu xây dựng đến các hoạt động đầu tư xây dựng.

(2) Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách; tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, giám sát. Hoàn thành giao dự toán ngân sách, kế hoạch đầu tư công theo đúng thời hạn quy định.

- Thực hiện triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên; kiên quyết cắt giảm những khoản chi thường xuyên đã được giao trong dự toán đầu năm, nhưng chưa thực hiện phân bổ theo quy định, nhất là các khoản chi sự nghiệp có tính chất đầu tư.

Xem thêm chi tiết các giải pháp khác tại: Quyết định 861/QĐ-BXD năm 2022.

Ngành Xây dựng
Hoạt động xây dựng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng là gì? Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng bao gồm những gì?
Pháp luật
Nhà thầu nước ngoài có được phép hoạt động xây dựng tại Việt Nam hay không? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng ra sao?
Pháp luật
Thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động xây dựng? Lập hóa đơn hoạt động xây dựng không đúng thời điểm xử lý như thế nào?
Pháp luật
Để được xét tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, tập thể ngành Xây dựng phải đạt những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Những chức danh, cá nhân nào khi hành nghề hoạt động xây dựng thì buộc phải có chứng chỉ hành nghề?
Pháp luật
Chủ đầu tư liên kết với nhà thầu nước ngoài không có giấy phép hoạt động xây dựng thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Xây dựng bao gồm những gì? Quy định kiểm tra thực hiện pháp luật các lĩnh vực này ra sao?
Pháp luật
Thông tư 11/2023/TT-BXD hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ ngành Xây dựng như thế nào?
Pháp luật
Điểm mới Nghị định 35/2023/NĐ-CP về lĩnh vực xây dựng? Khi nào áp dụng Nghị định 35/2023/NĐ-CP?
Pháp luật
Không di chuyển máy móc ra khỏi công trường sau khi công trình đã được bàn giao thì nhà thầu có bị xử phạt không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngành Xây dựng
1,794 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngành Xây dựng Hoạt động xây dựng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngành Xây dựng Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động xây dựng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào