Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể bị phạt tiền đến 10.000.000 đồng?

Cho hỏi người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt bao nhiêu tiền? - Câu hỏi của anh Khang tại An Giang.

Phạt tiền đến 10 triệu đồng nếu xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Căn cứ Điều 27 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; vi phạm quy định về chính sách, quy định đối với nhà giáo
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với nhà giáo.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đánh giá, xếp loại; không xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; không bố trí nhà giáo đi thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể có yêu cầu không xin lỗi công khai;
b) Buộc thực hiện đúng quy định về chính sách, quy định đối với nhà giáo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Theo đó đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chủ thể thực hiện hành vi bị xử phạt hành chính từ 5 – 10 triệu đồng.

Mức phạt này áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt áp dụng gấp đôi mức phạt nêu trên.

Phạt tiền đến 10 triệu đồng nếu xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể bị phạt tiền đến 10.000.000 đồng?

Giáo viên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp xúc phạm học viên có bị xử phạt hành chính hay không?

Căn cứ Điều 30 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học; vi phạm quy định về chính sách đối với người học
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kỷ luật người học không đúng quy định;
b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về chính sách đối với người học.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc xin lỗi công khai người học bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người học hoặc người đại diện hợp pháp của người học bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể có yêu cầu không xin lỗi công khai;
c) Buộc thực hiện đúng chính sách đối với người học đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thì chủ thể thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính lên đến 10 triệu đồng.

Mức phạt này áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt áp dụng gấp đôi mức phạt nêu trên.

Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định:

Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy khi chủ thể có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác và thỏa mãn các cấu thành khác của tội phạm. Thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội danh làm nhục người khác.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các loại hình tổ chức cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện hành
Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là gì? Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo giảng dạy khối lượng kiến thức THPT tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp TP HCM năm 2024?
Pháp luật
Xử phạt đối với việc không đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Pháp luật
Không báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hàng năm có bị thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng không?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật cần phải đảm bảo có giáo trình và thời gian đào tạo phù hợp với người khuyết tật đúng không?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có được phép giải thể theo đề nghị của tổ chức thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó không?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện tuyển sinh tối đa mấy lần trong một năm theo quy định?
Pháp luật
Việc đánh giá định kỳ đối với kết quả học tập theo môn học bắt buộc của học sinh cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài có được thành lập chi nhánh trực thuộc văn phòng đại diện không?
Pháp luật
Tổ chức cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm mục đích gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
8,062 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào