Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới bị xử lý thế nào? Biện pháp khắc phục hậu quả được quy định thế nào?
Khái niệm bình đẳng giới được hiểu như thế nào?
Bình đẳng giới là một khái niệm đã có mặt từ lâu đời và được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.
Dưới góc nhìn pháp lý, thuật ngữ "bình đẳng giới" được định nghĩa tại khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 như sau:
Giải thích từ ngữ
...
3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Theo đó, các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm thực hiện và đảm bảo bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình hướng nhằm đến mục tiêu chung của bình đẳng giới.
Mục tiêu này được thể hiện tại Điều 4 Luật Bình đẳng giới 2006 như sau:
- Xoá bỏ phân biệt đối xử về giới;
- Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực
- Tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ;
- Thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới bị xử lý thế nào? Biện pháp khắc phục hậu quả được quy định thế nào?
Bình đẳng giới được thực hiện theo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Bình đẳng giới 2006, bình đẳng giới được thực hiện dựa trên:
- Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình;
- Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới;
- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới;
- Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới;
- Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật;
- Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.
Như vậy, hiện nay có tổng cộng 06 nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới nêu trên.
Các hình thức xử phạt hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới ra sao?
Dựa trên khoản 1 Điều 4 Nghị định 125/2021/NĐ-CP, khoản 2 Điều 4 Nghị định 125/2021/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới sẽ chịu các hình thức xử phạt chính và phạt bổ sung như sau:
Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Đối với phạt tiền, khoản 1 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP và khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP mức phạt này có thể lên đến 30 triệu đồng đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm là cá nhân.
Nếu chủ thể vi phạm là tổ chức thì mức phạt tiền tối đa bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, là 60 triệu đồng.
Người thực hiện hành vi vi phạm về bình đẳng giới sẽ phải thực hiện những biện pháp khắc phục hậu quả nào?
Không chỉ đối mặt với hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực bình đẳng giới còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả cho hành vi mình gây ra.
Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 125/2021/NĐ-CP như sau:
Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính công khai thông tin sai sự thật;
b) Buộc xin lỗi công khai;
c) Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức đã bị xâm phạm;
d) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý cho người bị xâm phạm trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần;
đ) Buộc tiêu hủy tác phẩm, văn hóa phẩm, sản phẩm in, sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới, cổ vũ, tuyên truyền, phổ biến phân biệt đối xử về giới;
e) Buộc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc đính chính tác phẩm, văn hóa phẩm, sản phẩm in, sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới, cổ vũ, tuyên truyền, phổ biến phân biệt đối xử về giới;
g) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức, hương ước, quy ước của cộng đồng có sự phân biệt đối xử về giới;
h) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định về tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh có sự phân biệt đối xử về giới;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
k) Buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp các loại giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động đó.
Theo đó, tùy thuộc vào từng hành vi cụ thể mà cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực bình đẳng giới sẽ thực hiện biện pháp khắc phục tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng công trình? Ai có trách nhiệm kiểm tra và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng?
- Trực tiếp chung kết Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Link xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?
- Hàng hóa mua bán tại chợ biên giới có phải kiểm dịch y tế không? Cơ quan nào sẽ hướng dẫn kiểm dịch y tế tại chợ biên giới?
- Ai có trách nhiệm xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình? Nhà thầu thiết kế có được thuê nhà thầu phụ thực hiện thiết kế xây dựng?
- Ngày tổng tuyển cử là ngày mấy? Ngày kỷ niệm tổng tuyển cử 6 tháng 1 có phải treo cờ Tổ quốc không?